Thái Lan triệt sản khỉ hoang ở thành phố du lịch Lopburi

27/06/2020

Dịch Covid-19 khiến du khách không đến, khỉ hoang ở Lopburi cũng không được cho ăn đầy đủ. Khỉ hoang quá đông, lại phá phách, gây nhiều phiền toái cho người dân, buộc chính quyền thành phố Lopburi phải đối phó bằng cách triệt sản chúng.

Nằm cách Bangkok khoảng 150 km về phía đông bắc, thành phố Lopburi được du khách nhớ đến với tên gọi "vương quốc khỉ”, nơi có nhiều loài khỉ sinh sống với con người. Số lượng khỉ sinh sống trong thành phố lên tới 6.000 con trong khi dân số là 750.000. Đàn khỉ thu hút nhiều du khách, những người sẵn sàng trả tiền mua hoa quả cho chúng ăn và chụp ảnh. Nhưng lệnh phong tỏa ngăn du khách tới thành phố, khiến đàn khỉ lâm vào cảnh thiếu thức ăn. Chúng trở nên hung dữ và làm chính quyền địa phương chật vật tìm cách kiểm soát.

14

Các cư dân thành phố phải rào chắn ngôi nhà của mình và tránh đi vào khu vực cấm, nơi hay xảy ra xung đột giữa các bầy khỉ. Chỉ lên tấm lưới rào quanh mái nhà, Kuljira Taechawattanawanna chia sẻ cô cảm thấy như tù nhân trong ngôi nhà của chính mình. "Chúng tôi sống trong một chiếc chuồng còn đàn khỉ ở bên ngoài. Phân của chúng có ở khắp mọi nơi và bốc mùi không thể chịu nổi, đặc biệt khi trời mưa", Taechawattanawanna nói.

Khỉ giật đuôi mèo

Khỉ giật đuôi mèo

Những con khỉ bạo dạn gần như thống trị các con đường xung quanh ngôi đền Prang Sam Yod ở trung tâm Lopburi, tuần tra trên những bức tường và giằng đệm cao su ở cửa xe. Cảnh tượng hàng trăm con khỉ lao vào kịch chiến giành thức ăn trên đường phố gây sốt mạng xã hội hồi tháng 3/2020. Số lượng khỉ tăng gấp đôi trong vòng 3 năm. Một số khu vực trong thành phố bị đàn khỉ xâm chiếm hoàn toàn.

Khỉ giật đệm cao su ở cửa ô tô

Khỉ giật đệm cao su ở cửa ô tô

Những trò khỉ từng được những người dân chấp nhận như một điểm nhấn thu hút du khách đến thành phố. Tuy nhiên, chiến dịch khử trùng được chính phủ thực hiện trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra sự thay đổi bất ngờ trong hành vi của chúng. Thành phố vắng bóng du khách nước ngoài cũng đồng nghĩa với số chuối mà những con khỉ được nhận bị giảm theo. Chúng bắt đầu hung hăng và tràn ra đường kiếm ăn nhiều hơn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty
12

Một rạp chiếu phim bỏ không trở thành đại bản doanh cũng như nghĩa địa của đàn khỉ. Những con khỉ đặt xác đồng loại của chúng ở phòng chiếu phía sau rạp và bất cứ ai tới gần đều bị chúng tấn công. Gần đó, một cửa hàng sơn phải trưng bày hổ và cá sấu nhồi bông để xua đuổi lũ khỉ khi chúng thường xuyên lấy cắp những bình xịt sơn.

Empty

Các cư dân cố gắng cho những con khỉ ăn để ngăn chúng đánh nhau. Nhưng chế độ ăn nhiều đường với nước uống có ga, ngũ cốc và kẹo bánh làm lũ khỉ sinh sôi mạnh hơn. "Càng ăn nhiều, chúng càng thừa năng lượng và sinh sản nhiều hơn", Pramot Ketampai, người quản lý những điện thờ bao quanh đền Prang Sam Yod, cho biết.

Việc ăn nhiều đồ ngọt thúc đẩy đàn khỉ sinh sản mạnh hơn

Việc ăn nhiều đồ ngọt thúc đẩy đàn khỉ sinh sản mạnh hơn

Sự hoành hành của đàn khỉ thu hút chú ý từ chính quyền địa phương. Nhà chức trách quyết định tái khởi động chương trình triệt sản vào tháng 6/2020 sau 3 năm tạm ngừng. Các cán bộ quản lý động vật hoang dã dùng hoa quả lùa khỉ vào chuồng và đưa chúng tới phòng khám. Tại đó, họ gây mê, triệt sản và để lại hình xăm để đánh dấu. Họ dự kiến triệt sản khoảng 500 con khỉ tính đến ngày 26/6.

Empty
Empty

Nhưng chiến dịch này có thể chưa đủ để cắt giảm số lượng khỉ. Cơ quan động vật hoang dã đang lên kế hoạch dài hạn là xây dựng khu bảo tồn ở nơi khác trong thành phố. Nhưng nhiều khả năng kế hoạch sẽ vấp phải sự phản đối của cư dân địa phương. "Tôi đã quen thấy đàn khỉ đi lại xung quanh, chơi đùa trên phố. Nếu chúng bị chuyển đi hết, chắc chắn tôi sẽ cảm thấy cô đơn", Srisaguan chia sẻ.

Hương Thảo - Nguồn: The Sun
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES