Thế giới hỗ trợ ngành du lịch vượt qua khủng hoảng Covid-19 như thế nào?

07/04/2020

Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới vừa có thông báo về các gói chính sách hỗ trợ ngành du lịch mà các quốc gia trên thế giới đang thực hiện

Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra cơn khủng hoảng chưa từng có cho ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung. Dựa trên tình hình thực tế, sau thời gian thảo luận cùng Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới WTTC, các quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa ra những chính sách thiết thực để hỗ trợ cho ngành du lịch.

Italia

Italia đã kích hoạt Quỹ dự phòng nhằm hỗ trợ cho tất cả các lĩnh vực. Chính phủ nước này cam kết sẽ trả khoảng 80% lương cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Những người làm việc tự do có thể làm đơn xin khoản thanh toán đặc biệt 600 EUR trong tháng 3/2020. Các gia đình có thể hoãn thanh toán thế chấp nếu không kiếm được tiền do đại dịch. Italia cũng thành lập quỹ 500 triệu EUR để giải quyết các thiệt hại của ngành hàng không.

Italy-corona1

Hồng Kông

Hồng Kông công bố chương trình trợ cấp cho các đại lý du lịch trong vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hiện tại, có khoảng 1.350 đại lý đủ tiêu chuẩn nhận trợ cấp 80.000 HKD. Đây là khoản tiền đủ để giúp các đại lý vượt qua khó khăn tài chính khi dịch bệnh kéo dài. Từ ngày công bố đến nay, đã có 98% đại lý du lịch được cấp phép đăng ký chương trình để nhận trợ cấp. Hồng Kông đang có 980 ca dương tính với virus và 4 trường hợp tử vong.

Singapore

Chính phủ Singapore đã thực hiện miễn lệ phí cấp giấy phép cho khách sạn, đại lý du lịch và hướng dẫn viên, tăng cường các chương trình trợ cấp, hỗ trợ đến 70% tiền lương cố định hàng tháng cho người lao động có mức thu nhập dưới 2.000 USD/tháng. Chính phủ cũng giảm phí hạ cánh và đỗ máy bay, giảm giá thuê cho các đại lý và cửa hàng ở sân bay Changi. Singapore còn tăng cường cho vay vốn lưu động, giảm 25% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Việt Nam

b41

Để góp phần giúp ngành du lịch phục hồi, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: miễn thuế giá trị gia tăng cho lĩnh vực tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du lịch trong Quý I, II, III năm 2020, giảm 50% thuế trong Quý IV năm 2020 và Quý I năm 2021; giảm chi phí môi trường, giảm thuế khoán đối với các hộ kinh doanh cá thể trong năm 2020. Bộ cũng đề nghị triển khai nhiều gói hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất vay, kéo dài thời gian gia hạn, chậm chi trả để doanh nghiệp có cơ sở phục hồi sau khó khăn. Ngoài ra, Bộ cũng đang nỗ lực xây dựng các kế hoạch quảng bá và chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các thị trường khách Âu - Mỹ, Nga, New Zealand, Ấn Độ, Trung Đông… để sẵn sàng thực hiện ngay khi dịch bệnh kết thúc.

Philippines

Philippines chính thức mở gói hỗ trợ 523 triệu USD cho ngành du lịch. Trong đó, 271 triệu USD được cấp từ Cơ quan Quản lý Cơ sở Hạ tầng và Doanh nghiệp Du lịch, 23 triệu USD sẽ được sử dụng làm khoản trợ cấp thất nghiệp từ khu vực tư nhân, 58 triệu USD dùng cho việc đào tạo lại lao động, 40 triệu USD phân bổ vào các chương trình bảo trợ xã hội cho những người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Bộ Du lịch nước này cũng đang dự tính dùng 118 triệu USD cho công tác quảng cáo trong giai đoạn phục hồi.

Đức

Chính phủ Đức cam kết không giới hạn các khoản vay tiền mặt cho các doanh nghiệp, đồng thời tạm dừng bắt buộc nghĩa vụ tài chính đối với các công ty đến tháng 9/2020. Đây là biện pháp để các công ty khỏi bị phá sản trong cơn khủng hoảng này. Đức cũng sẽ mở rộng khoản vay từ 460 tỷ USD lên 550 tỷ USD cho các doanh nghiệp.

Phap_WTVD_HGJP

Pháp

Pháp thành lập Quỹ Solidarity Fund trị giá 2 tỷ EUR để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vì đại dịch, trong đó có 160.000 doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, 140.000 doanh nghiệp thương mại và 100.000 doanh nghiệp du lịch trên cả nước.

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha công bố khoản tài trợ trị giá 400 triệu EUR cho các công ty du lịch, đơn vị vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, bảo tàng… có trụ sở tại nước này với giới hạn dưới 500.000 EUR. Ngoài ra, chính phủ cũng ban hành gói 200 tỷ EUR để hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động và các nhóm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Các công ty, doanh nghiệp phải cam kết không được sa thải hàng loạt người dân lao động thì mới được đăng ký nhận hỗ trợ này.

Vương quốc Anh

Thủ tướng Anh đã đề xuất biện pháp tạm thời hỗ trợ cho các dịch vụ công cộng, người dân và doanh nghiệp với tổng kinh phí lên tới 330 tỷ bảng Anh. Các biện pháp này bao gồm: miễn lãi suất 12 tháng cho các doanh nghiệp bán lẻ, khách sạn và giải trí; tài trợ 15.000 - 51.000 bảng Anh cho các doanh nghiệp lớn, 10.000 bảng Anh cho doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ được vay đến 5 triệu bảng Anh thông qua các Ngân hàng ở Anh.

4958_368215a0-66da-11ea-9bfd-950ecb9a4da3

Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha đưa ra hơn 30 giải pháp để bảo vệ người lao động trong nước trước thực trạng dịch bệnh Covid-19. Chính phủ cũng đặc biệt chú trọng vào ngành Du lịch bằng cách thiết lập hạn mức tín dụng 60 triệu EUR cho các doanh nghiệp nhỏ, tăng hạn mức tín dụng lên 200 triệu EUR cho doanh nghiệp vừa và lớn, hỗ trợ 70% chi phí an sinh xã hội, cấp học bổng đào tạo, gia hạn thời gian nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.

My Tống - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES