Tìm về thú ăn chơi của người Hà Nội xưa

25/09/2024

Cái thú ăn chơi cũng không hẳn chỉ đến từ mỗi việc thưởng thức món ăn, mà nó là còn là phép cộng thừa hữu tình của cảnh trí. Đơn cử như ăn chè, một thức quà chơi ngọt ngào mà người Kinh Kì dành ra ít nhất một buổi trong ngày để tận hưởng, cũng cần đầu tư cho một không gian tương xứng, bởi cảm xúc sẽ phần nhiều trọn vẹn hơn, khi tận hưởng nỗi ngọt ngào trong một không gian nâng niu mọi phần cảm xúc.

Ăn chơi đúng nghĩa là bao hàm cả quy tắc ăn uống và thưởng thức có phong vị, có kiểu cách, có cân nhắc và đặc trưng rõ rệt, theo như cách tận hưởng của người Thăng Long xưa. Người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung có phong vị ăn chơi văn hiến và thanh lịch.

Mặc dù hiện giờ người ta thường ưng cái việc chạy theo tân mốt, bởi thế mà dần dần chấp nhận thoáng đạt hơn cho những thứ đại trà để rồi mai một dần đi nét độc bản của những phong thái truyền đời. Vẫn có những thế hệ mới, lại khát khao phục dựng lại những lối ăn uống, rong chơi có bài bản, cũng coi như khảo cổ và bảo tồn những hệ giá trị vô hình đã cũ, mang thứ bản sắc đó đi khắp năm châu bốn bể mà chẳng bị lẫn lai.

Bài liên quan

Phong vị là cộng hưởng của món ăn và không gian

Bản thân vốn ít ăn quà, nay chỉ đợi một ngày trời quang để lao vội ra đường tìm một thức ngọt lành sau chuỗi ngày cám cảnh với mưa bão. Tôi tới quán vào một buổi chiều mưa nhẹ, vội vã nhầm đường trong cái chằng chịt của đường xá phố cổ khiến quãng đường phải mất kha khá thời gian qua vài quãng một chiều mới thảnh thơi đến được. Quán chè mang tên Lộc Tài nhỏ nhẹ nép mình ở số 76 Hàng Điếu với quy mô mặt tiền nếu đi lướt qua cũng chẳng ai mấy để ý, nhưng trên thực tế, lại dễ đập vào mắt thực khách với kiến trúc xưa cũ, với cái tủ mái chùa bày biện màu sắc các thức ngọt lôi kéo ánh nhìn.

Kiến trúc xưa cũ, với cái tủ mái chùa bày biện màu sắc các thức ngọt lôi kéo ánh nhìn

Kiến trúc xưa cũ, với cái tủ mái chùa bày biện màu sắc các thức ngọt lôi kéo ánh nhìn

Quán chè mang tên Lộc Tài nhỏ nhẹ nép mình ở số 76 Hàng Điếu

Quán chè mang tên Lộc Tài nhỏ nhẹ nép mình ở số 76 Hàng Điếu

Hẳn ai cũng sẽ thắc mắc về vẻ ngoài của địa chỉ này, rằng sao vẫn còn bảo tồn được tinh thần đó giữa một dòng chảy nhốn nháo đòi hỏi bê tông hoá mọi công trình. Chủ quán - chị Nguyễn Thanh Thuý có chia sẻ công việc bán chè của chị đến nay đã được 24 năm, nhưng không gian quán chè theo phong cách xưa thì mới có cách đây khoảng 4 đến 5 năm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Chị nói cái hồn cốt của phong thái Kinh Kì xưa không những được chị vun vén trong thực đơn, mà đó còn là ở trong không gian và cách ứng xử với thực khách. Ông xã chị vốn là người đam mê đồ cổ thuần Việt có niên đại cao và từng ngóc ngách ở trong quán được anh nghiên cứu, bày biện tạo dựng, thành quả đó khiến cho những thực khách đương đại không khỏi bất ngờ. Từ những thứ thiết yếu như bát đựng chè, đến những bức tượng để bàn, hay bộ khăn áo sặc sỡ làm nền cho gam màu nâu trầm; chắc có lẽ độc nhất Lộc Tài ngoài khiến thực khách no bụng, còn no cả mắt.

Chè nóng hay chè lạnh, đều được đựng trong chiếc bát ăn dùng loại men trắng vẽ lam

Chè nóng hay chè lạnh, đều được đựng trong chiếc bát ăn dùng loại men trắng vẽ lam

Hồn cốt của phong thái Kinh Kì xưa không những được chị vun vén trong thực đơn, mà đó còn là ở trong không gian và cách ứng xử với thực khách

Hồn cốt của phong thái Kinh Kì xưa không những được chị vun vén trong thực đơn, mà đó còn là ở trong không gian và cách ứng xử với thực khách

Empty
Empty

Thực đơn của quán, trước đây vốn chỉ có những món chè truyền thống với đậu đen, đậu đỏ, cốm xào, dừa, trân châu, hoa bưởi... bây giờ đã mở rộng hơn với một vài công thức tân thời để hợp thị hiếu, nhưng xin chắc chắn rằng, quá nửa số khách ngồi kia đã order cho riêng họ những lựa chọn truyền thống. Bởi thực khách địa phương cũng ưa chuộng những giá trị đã theo chân họ đến tận bây giờ, hay như có giới thiệu với du khách năm châu, họ cũng gợi ý những bát chè với hương vị mà chỉ người Việt mới làm được và chỉ ở Hà Nội này mới có; bởi người ta sẽ xu hướng tự hào với cái vốn đặc sắc của riêng họ.

Chè nóng hay chè lạnh, đều được đựng trong chiếc bát ăn dùng loại men trắng vẽ lam. Thay vì khay nhựa, chủ quán cho thành quả được nâng niu bởi những chiếc mâm cổ được sưu tầm. Khách tự bê món len lỏi qua một lối cầu thang hẹp để lên tới tầng hai, gọn gàng ngồi tựa vào những chiếc tràng kỷ mây tre đặt ngay ngắn bên cạnh chiếc chạn gỗ nâu trầm, đong đưa hai chân trên nền gạch cũ, thong dong tận hưởng một thú vui ban chiều. Quán dễ khiến thực khách nhầm lẫn với một nhà hàng, nhưng vì sự nhầm tưởng thú vị đó, mà người ta điều chỉnh cái cách ăn chè được nghiêm nghị, chậm rãi, bình phẩm và hưởng thụ hương vị hơn hẳn.

Món “đinh” trong thực đơn của quán là chè sen long nhãn, nhãn lồng bao sen, tàu hũ trân châu đường đen, đậu đen thạch hoa nhài... Cho những ngày trời chuyển lạnh, có ngay chè chuối nướng, sắn nóng hay bánh trôi tàu.

Khách tự bê món len lỏi qua một lối cầu thang hẹp để lên tới tầng hai

Khách tự bê món len lỏi qua một lối cầu thang hẹp để lên tới tầng hai

Đa dạng những món chè truyền thống

Đa dạng những món chè truyền thống

Khi người trẻ thưởng thức “truyền thống”

Bên cạnh những bác lớn tuổi sành sỏi với thức quà truyền thống, tôi nhận ra rằng quán có lượng lớn thực khách là người trẻ. Giữa cả ngàn nước ép, kem lạnh, trà sữa ngoài kia, tại sao họ vẫn chọn một bát “truyền thống” cho một buổi chiều vậy?

“Mình ở Hà Nội đã lâu, mỗi lần được nghe bà kể về những kí ức Hà Nội xưa luôn khiến mình hứng thú. Mình là một người trẻ có tuổi thơ lớn lên cùng những thức quà ở Hà Nội, nên dĩ nhiên, mình hiểu và yêu những món ngon truyền thống. Nhưng điều khiến mình ấn tượng với quán đó là không gian, vì khá hiếm những quán chè ở Hà Nội tái tạo được không gian xưa cũ như vậy”, chị Dương Ngọc Khánh (quận Đống Đa) chia sẻ.

Empty
Những người trẻ vẫn đam mê thức quà truyền thống

Những người trẻ vẫn đam mê thức quà truyền thống

Khi một thứ hữu hình trở thành hệ giá trị, nó mặc nhiên trở thành thước đo của thời đại. Mọi thế hệ, mọi lứa tuổi đều có một “ngày xưa” ở đó, với chạn, với bếp, với xôi, với chè; tìm về những cảm giác cũ, như cách mà mỗi người dù ở bất kể tuổi tác nào làm đầy lại những cảm xúc lâu lâu đã dần vơi nhạt. Thức chè ngọt dịu như một chút động viên, rằng ngoài cuộc sống nỗi bước khó khăn, nhưng ai ai cũng xứng đáng được có được “vị ngọt” sau bao cố gắng.

Ăn quà hay những giá trị truyền thống, dù có bị pha tạp, hay đôi khi bị lấn át, nhưng nó vẫn là hương hoa nhài, hoa bưởi, là ánh sáng lung linh, là nét đẹp của đô thành này. Hà Nội có thể là một thành phố chưa đẹp, nhưng chắc chắn không xấu. Người Hà Nội vốn đẹp. Cách thưởng thức của người Hà Nội vẫn mang lại nét phong phú, đáng yêu như một áng thơ đầy nhạc cảm.

Empty
Khi một thứ hữu hình trở thành hệ giá trị, nó mặc nhiên trở thành thước đo của thời đại

Khi một thứ hữu hình trở thành hệ giá trị, nó mặc nhiên trở thành thước đo của thời đại

Bài và ảnh: Tùng Lâm
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES