Trải nghiệm đài thiên văn hơn 60 tỷ ở Hà Nội

04/01/2019

Công trình Đài thiên văn Hà Nội hiện đã hoàn thiện và chuẩn bị được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đưa vào vận hành. Lịch tham quan cũng như giờ mở cửa sẽ được công bố vào ngày 9/1 tới.

Đài thiên văn Hà Nội được đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (cách Trung tâm Hà Nội 30km), nằm trong quần thể các công trình gồm Bảo tàng Vũ trụ Việt Nam. Đài Thiên văn Hà Nội được xây dựng với tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng. Đây là một trong hai đài thiên văn được đầu tư trong khuôn khổ dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Empty

Đây là đài thiên văn lớn nhất miền Bắc, được trang bị một kính thiên văn quang học có đường kính 0,5 m do Công ty Marcon, một công ty nổi tiếng của Ý thiết kế và chế tạo. Đài thiên văn gồm một kính thiên văn lớn và một nhà vòm có đường kính 12m, sức chứa 100 người. Đặc biệt, toàn bộ các hình ảnh cũng như thước phim sẽ được trình chiếu trên màn hình vòm bởi hệ thống 6 máy chiếu độ phân giải cao, tạo hiệu ứng 3D, mang đến trải nghiệm chân thực nhất về không gian vũ trụ. Tại đây bạn có thể quan sát tốt các chòm sao, hành tinh hay các hiện tượng thiên văn thú vị như nguyệt thực, mưa sao băng… một cách dễ dàng và sống động nhất.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

Hệ kính này có thể giúp người quan sát tìm kiếm thiên thể gần Trái Đất, nghiên cứu khí quyển (bề dày, mây, mù), đo phổ vạch của các sao. Kính cũng là phương tiện lý tưởng để chiêm ngưỡng những hiện tượng thú vị như mưa sao băng, nhật thực, nguyệt thực.

Qua các bộ phim 3D ngắn, những hiệu ứng hình ảnh sẽ cung cấp kiến thức dễ hiểu về thiên văn học, giải thích một số hiện tượng thiên văn như sự phân định các mùa trong năm, sự thay đổi vị trí các thiên thể trên bầu trời, các hiện tượng quen thuộc như nhật thực, nguyệt thực.

4443_Yai_thien_vYn_YYu_tien_tYi_viYt_nam_4

Trước đó Trung tâm Vũ trụ Việt Nam từng xây dựng và vận hành Đài thiên văn Nha Trang với nhà chiếu quy mô 60 ghế ngồi, thực hiện các nghiên cứu cơ bản, quan sát sao biến quang, nghiên cứu tính chất của khí quyển; đo phổ vạch từ các ngôi sao để thu thông tin về loại sao, tốc độ quay và độ lớn từ trường trên bề mặt sao... Các số liệu ghi đo được xử lý, nghiên cứu, phân tích và công bố qua các bài báo khoa học.

Bảo Khuyên - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES