Venice cấm tàu du lịch

09/08/2019

Ngày 7/8, chính quyền địa phương của thành phố Venice (Ý) đã quyết định cấm các tàu du lịch bị cấm cập cảng của thành phố này. Quyết định này được đưa ra sau sự cố va chạm tàu diễn ra vào tháng 6 năm nay.

Mỗi năm, Venice thu hút hơn 30 triệu lượt du khách tới thăm. Du lịch mang lại nguồn thu cho ngân sách địa phương song lại khiến các cư dân Venice tức giận vì họ cho rằng thành phố trở nên ngột ngạt và môi trường bị ảnh hưởng.

Hồi tháng 6 vừa qua, một chiếc tàu lớn đã va chạm với một chiếc thuyền du lịch nhỏ dọc theo một trong những kênh đào của Venice. Tàu MSC Opera đã đâm vào bến cảng của kênh Giudecca sau khi làm bị thương 5 hành khách trên con tàu nhỏ hơn. Cũng trong thời gian đó, một tàu du lịch khác đã va chạm vào một nhà hàng được xây dựng bên cạnh bờ kênh.

Các sự cố đã khiến người dân Venice phẫn nộ và yêu cầu chính quyền phải ban hành lệnh cấm tàu vào trung tâm thành phố. Họ cho rằng sự xuất hiện của những con tàu đã làm giảm khoảng 30.000 du khách trong những tháng mùa hè cao điểm. Trong số 60.000 khách du lịch đến Venice mỗi ngày, chưa đến một nửa ở lại đêm.

1

Venice - từng được gọi là La Serenissima, hay Serene One - cũng đã từng bị thiệt hại nặng nề trong quá khứ khi nền móng bằng gỗ cổ xưa của thành phố bị tác động bởi sóng mũi của những con tàu khổng lồ.

Bộ trưởng giao thông Danilo Toninelli của Ý cho biết, các tàu du lịch sẽ dần dần được di chuyển ra khỏi các tuyến đường hiện tại. Trong năm tới, một phần ba số tàu sẽ cập bến tại các cảng cách xa thành phố, chẳng hạn như Fusina và Lombardia.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Vào tháng 6, Quỹ bảo tồn quốc gia của Ý tuyên bố, Venice nên được đưa vào danh sách các thành phố đang bị đe dọa của Liên Hợp Quốc.

Bà Mariarita Signorini, Chủ tịch quỹ Italia Nostra (Nước Ý của chúng tôi) - tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của Ý, cho biết các tàu du lịch nên bị cấm từ các cảng trong thành phố để ngăn chặn thảm họa sinh thái. Bà Signorini phát biểu: "Venice là duy nhất và chúng tôi không cho phép thành phố bị phá hủy nặng nề hơn so với trước đây".

Venice và đầm phá (lagoon) của thành phố đã nằm trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO nhưng tổ chức Italia Nostra cho rằng du lịch ở đây không bị kiểm soát và sự suy tàn môi trường là mối đe dọa lớn đối với sự sống còn của thành phố.

3

Vào tháng Hai năm 2019, các quan chức thành phố đã lên kế hoạch giới thiệu một hệ thống đặt phòng để du khách có thể trả tiền nhập cảnh trước khi họ đến. Các nhà chức trách cho biết khách du lịch - ngay cả những người chỉ đến thăm Venice trong vài giờ - sẽ bị tính phí vào cửa từ 2 đến 5 euro, nhưng có thể lên tới 10 euro vào mùa cao điểm.

Và đến năm 2022, Hội đồng thành phố hy vọng rằng, hầu hết mọi người đến thăm Venice sẽ đặt vé vào thành phố trước khi đến thăm. Nhờ đó, Hội đồng có thể theo dõi và kiểm soát được số lượng khách du lịch.

Năm 2018, các quan chức ở Venice cũng đã đề xuất một số cách để loại bỏ những hành vi “không phù hợp văn hoá” của du khách. Tháng 9, Venice quyết định cấm du khách ngồi bệt xuống đất, với mức phạt từ 50 đến 500 euro.

Sau đó, chính quyền địa phương cân nhắc việc cấm du khách mang rượu đi khắp các đường phố. Thành phố xinh đẹp của Ý này được cho là đang cân nhắc việc phạt bất cứ ai mang theo rượu sau 7 giờ tối - ngay cả khi rượu được nằm trong một túi mua sắm kín. Đề xuất cấm này được đưa ra sau những lời phàn nàn của dân địa phương rằng, khách du lịch liên tục say rượu ở quảng trường và những nơi công cộng của Venice.

2

Ngoài ra, vào đầu năm 2018, các tuyến đường chỉ dành cho du khách đến các địa danh nổi tiếng đã được giới thiệu trước một kỳ nghỉ cuối tuần để giữ cho khách du lịch tránh xa người dân địa phương. Các tuyến đường chỉ dành cho du khách đã được giới thiệu cho khách du lịch đến Quảng trường St Mark và Cầu Rialto. Mọi biện pháp được áp dụng nhằm giúp cuộc sống của dân địa phương tránh bị xáo trộn bởi du lịch.

Thế Anh - Nguồn: express.co.uk
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES