1. Khu bảo tồn quốc gia Maasai, Kenya
Khu bảo tồn quốc gia Maasai tự hào là một trong những địa điểm ngắm sư tử nổi tiếng nhất trên thế giới. Trong khu bảo tồn có rất nhiều khu vực riêng như Khu bảo tồn Bắc Ma vương (Trại Richard) và Khu bảo tồn Olare-Motorogi (Trại Kicheche Bush). Đó đều là những địa điểm nổi bật nhất để du khách chiêm ngưỡng loại động vật họ mèo rất hung dữ này.
2. Vườn quốc gia Serengeti, Tanzania
Vườn quốc gia Serengeti có quy mô cực kỳ hoành tráng, giúp du khách có cái nhìn toàn cảnh về động vật hoang dã, đặc biệt là những chú sư tử cư trú tại đây. Ước tính có khoảng 3.000 con sư tử thường xuyên lang thang khắp vườn quốc gia Serengeti. Các trại của khu vực đồng bằng Kimilia và Namiri của Asilia là nơi lý tưởng để du khách ngắm sư tử trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 hằng năm.
3. Đồng bằng Okavango, Botswana
Đồng bằng Okavango được mô tả là viên ngọc của Kalahari với hệ thống sông rộng lớn cùng những hòn đảo cọ và các nhánh sông uốn lượn trước khi biến mất ở sa mạc Kalahari. Sự pha trộn giữa phong cảnh ẩm ướt và khô ráo làm cho vùng đồng bằng Okavango trở thành một sự tương phản thú vị với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú.
Du khách cũng sẽ được ngắm nhìn rất nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có sư tử. Đảo Duba Plains nổi tiếng với những cuộc chạm trán giữa sư tử và trâu rừng. Khung cảnh những chú sư tử đang nằm trên những tảng đá granit (được gọi là kopjes), được coi là giấc mơ đối với những nhiếp ảnh gia thiên nhiên chuyên nghiệp.
4. Khu bảo tồn Londolozi, Nam Phi
Londolozi có diện tích 150 km2 và là một phần của Khu bảo tồn trò chơi tư nhân Sabi Sands, nằm ở biên giới phía Tây của Vườn quốc gia Kruger. Londolozi là địa điểm tuyệt vời cho du khách để ngắm sư tử cùng với báo hoa mai. Vào tháng Tư, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng sư tử rõ nhất với những con đực có màu đen cùng con cái và đàn con của mình.
5. Khu vực miệng núi lửa Ngorongoro, Tanzania
Khu vực miệng núi lửa Ngorongoro nổi tiếng với những con sư tử đen. Miệng núi lửa không hoạt động nhưng rất nguyên vẹn này cũng là một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Sự cân bằng giữa quần thể sư tử và linh cẩu trên sàn miệng núi lửa đã dao động trong những năm qua. Trong những năm 1960, những con sư tử đã bị tàn sát bởi một bệnh dịch mang tên Stomoxys (dịch ruồi). Henry Fosbrooke, nhà bảo tồn miệng núi lửa nổi tiếng vào thời điểm đó, đã phát hiện ra rằng, chính loài ruồi Stomoxys là nguyên nhân khiến những con sư tử bị bệnh và chết.
Trong thời gian gần đây, số lượng sư tử đã được phục hồi và ngày nay có khoảng 60 con sư tử sống nơi đây. Bức tường miệng núi lửa cao chót vót cùng nhiều loại động vật hoang dã tạo nên phông nền hoàn hảo cho các chuyên gia chụp ảnh sư tử.