Bát mì lạnh cho ngày hè oi ả

11/06/2021

Thời tiết nóng bức khiến ta khó có thể thưởng thức các món ăn thường nhật. Làn hơi nóng bốc lên từ những đĩa thức ăn thơm ngon bỗng làm ta thấy ngột ngạt vô cùng. Trước cái bức bối của mùa hạ, người Hàn đã sáng tạo ra món mì lạnh độc đáo.

Mì lạnh (naengmyeon – 냉면) là một trong những món ăn đặc trưng của bán đảo Hàn (bao gồm Hàn Quốc và Triều Tiên). Đây cũng là món ăn mùa hè được người Hàn yêu thích nhất, bởi lẽ cái lạnh của món mì này giải tỏa được cái nóng của tiết trời hè oi bức. Không những vậy, mì lạnh còn là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc trong mắt bạn bè quốc tế.

Nguồn gốc mì lạnh

Ít ai biết rằng tại Hàn Quốc, mì là món tinh bột xuất hiện sớm nhất, trước cả các loại bánh mì.

Ít ai biết rằng tại Hàn Quốc, mì là món tinh bột xuất hiện sớm nhất, trước cả các loại bánh mì.

Mì lạnh bắt nguồn từ Bình Nhưỡng vào giữa thời đại Cao Ly. Nếu dựa vào tài liệu nấu ăn được xuất bản năm 1973 ở Bắc Hàn, mì lạnh xuất hiện lần đầu ở khu vực Andong thuộc vùng sông Đại Đồng (Bình Nhưỡng ngày nay). Tập tục nhào bột kiều mạch để làm mì đã có từ xa xưa. Các ghi chép cổ đại vào giữa thời đại Cao Ly có mô tả về kỹ thuật “trộn mì vào nước dùng lạnh rồi ăn”.

mi lanh 2

Theo tương truyền, vua Cao Tông thời Joseon rất thích món mì lạnh. Ông đã cho mua món mì ở cửa hàng mì bên ngoài Cung Đức Thọ rồi cho thịt miếng, lê, hạt thông vào và ăn. Món mì này sau đó được biến tấu, trở thành một món ăn phục vụ trong cung đình mỗi khi trời trở nóng.

Dần dần món mì độc đáo này được giới quý tộc thưởng thức vào mùa hè do đây là món nước dễ ăn, thêm vào đó, các thành phần trong mì lạnh có tác dụng điều hòa cơ thể rất tốt trong thời tiết nắng nóng.

Sau này khi đá lạnh được sản xuất đại trà thì mì lạnh cũng trở nên phổ biến hơn vì công thức đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, dễ chế biến.

Empty

Ngày nay, món mì lạnh trở thành một nét chấm phá trong văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc. Trong vô vàn các món ăn dạng nước trên thế giới, mì lạnh có lẽ là món ăn độc nhất được dùng với nước đá.

Mì lạnh trong nền ẩm thực Hàn Quốc

Không giống với các nước châu Á, ví dụ như Việt Nam xem cơm là nguồn tinh bột chủ yếu thì ẩm thực Hàn Quốc có sự thay đổi đa dạng trong các món tinh bột: cơm, mì, bánh gạo… Trong đó, mì được xem là niềm tự hào của người Hàn bởi sự chế biến đa dạng lẫn hương vị thơm ngon.

Sợi mì lạnh thường được làm từ bột kiều mạch, bột củ dong, bột khoai lang, bột khoai tây... nên có màu tối và dai hơn những loại mì thường.

Empty

Mì lạnh Hàn Quốc có thể là miến xào, mì xào, mì khô, mì với nước dùng lành lạnh man mát. Món mì này thường được bày trong các bát sắt với dưa chuột, lê Hàn, những lát củ cải muối, trứng luộc hoặc thịt bò. Theo truyền thống, sợi mì dài không được cắt ra, do chúng là biểu tượng cho sự trường thọ và sức khỏe.

Các loại mì lạnh

Mì lạnh thường xuất hiện trên các bộ phim của Hàn Quốc. Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mỗi bộ phim mì lạnh lại khác nhau không? Cũng giống như mì ăn liền có mì tôm, mì bò, mì sườn,… mì lạnh cũng có rất nhiều loại. Nhiều đến nỗi không ai biết chính xác có bao nhiêu loại kể cả người Hàn Quốc hay Triều Tiên. Nhìn chung, trong một bát mì lạnh sẽ thường có dưa chuột, trứng luộc, vừng và vài lát lê. Mỗi loại mì lạnh sẽ có cách chế biến và nguyên liệu bổ sung khác nhau. Dưới đây là 9 loại mì lạnh quen thuộc với người dân Hàn Quốc.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Naengmyeon

Empty

Naengmyeon có hai loại là Naengmyeon-mul và Naengmyeon-bibim. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại mì này đó là nước dùng và kết cấu sợi mì.

Naengmyeon-mul được ăn với nước dùng lạnh còn Naengmyeon-bibim thì được trộn cùng nước sốt cay với các nguyên liệu giống với món cơm bibimbap. Về sợi mì, do được làm từ khoai tây hoặc tinh bột khoai lang nên sợi mì trong Naengmyeon-bibim sẽ dai hơn sợi mì Naengmyeon-mul được làm từ bột kiều mạch.

Makguksu

Empty

Tên của món mì lạnh Hàn Quốc này được lấy cảm hứng từ hình thức trình bày. Trong tiếng Hàn, “Mak” nghĩa là “vòng tròn” còn “guksu” nghĩa là “mì”, “mì vòng tròn” bởi ở giữa bát, mì sẽ được cuộn thành một khối hình trụ tròn, khi thưởng thức người ăn sẽ phải phá khối trụ đó đi.

Kongguksu

Empty

Khác với các loại mì lạnh Hàn Quốc khác, nước dùng của Kongguksu được làm từ hỗn hợp đậu nành và muối xay nhuyễn. Mì lạnh Kongguksu được làm từ các nguyên liệu thuần chay như dưa chuột, kim chi củ cải nên tạo cảm giác thanh mát tuyệt vời cho những ngày hè nóng nực.

Jjolmyeon

mi lanh 7

Giống với Naengmyeon, Jjolmyeon không ăn kèm với nước dùng mà được trộn cùng với một loại nước sốt có vị ngọt. Mì lạnh Hàn Quốc Jjolmyeon là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu như giá đỗ, trứng luộc, dưa chuột kèm nước sốt màu đỏ nên có màu sắc vô cùng hấp dẫn và bắt mắt.

Milmyeon

mi lanh 8

Điểm khác biệt duy nhất với các loại mì lạnh Hàn Quốc kể trên đó là Milmyeon có sợi mì được làm từ lúa mì - do sự khan hiếm các nguyên liệu kiều mạch trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên. Bên cạnh đó, giống với Naengmyeon, Milmyeon cũng được phục phụ theo hai phong cách.

Naeng-kalguksu

mi lanh 9

Naeng-kalguksu là loại mì lạnh Hàn Quốc duy nhất có sợi mì dày, cũng được làm từ lúa mì. Những sợi mì dai, dày kết hợp cùng nước hầm gà với bột đậu nành và bí Hàn Quốc ăn kèm cùng với kim chi, củ cải, dưa chuột tạo nên vị đậm đà, thơm ngọt hấp dẫn, không thể nào quên cho người dùng.

Chogyeguksu

mi lanh 12

Nếu đã quá chán trứng luộc mà lại lỡ mê hương vị của món mì lạnh Hàn Quốc thì bạn có thể thử Chogyeguksu. Với thành phần chính là thịt gà bỏ mỡ được nêm nếm với giấm và mù tạt cùng với phần nước dùng được làm từ thịt bò, thịt lợn hoặc cá tạo nên sự khác biệt lớn về hương vị lại cung cấp thật nhiều chất dinh dưỡng. Chogyeguksu cũng được ăn kèm với củ cải ngâm và dưa chuột ngâm để làm tăng thêm hương vị.

Japchae

Empty

Japchae là một loại miến trộn của Hàn Quốc và được người dân Hàn coi như là một phiên bản khác của mì lạnh. Mặc dù ở Việt Nam cũng có miến trộn nhưng Japchae có những thành phần rất khác biệt như dầu mè, nấm hương, vừng, đậu xanh và thịt bò. Món miến này thường có màu nâu nhạt từ dầu mè kết hợp hài hòa với màu của các nguyên liệu khác.

Jeangban Guksu

mi lanh 11

Jeangban Guksu được ăn kèm với đủ loại rau và được trang trí xung quanh mì trên một cái khay lớn, vì vậy mà người ta thường gọi vui là “lẩu mì”. Những loại rau ăn kèm với Jeangban Guksu cũng có hương vị vô cùng đa dạng như chua, cay, ngọt và đắng ăn kèm với nước sốt cay đậm đá giúp cân bằng hương vị cho món ăn.

Bá Di - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES