Đắm mình trong những đồi chè xanh mướt khắp châu Á

04/04/2021

Những đồi chè xanh mướt ở châu Á dưới đây sẽ là động lực thôi thúc bạn lên đường, rời xa những xô bồ, mỏi mệt của cuộc sống thường nhật và tận hưởng cảm giác thư thái và bình yên giữa thiên nhiên thơm lành.

Theo truyền thuyết Trung Quốc, Thần Nông đang ngồi dưới gốc cây và chờ thị nữ đun nước uống thì một vài chiếc lá từ đâu bay tới. Không biết vô tình hay hữu ý mà lại rơi vào ngay cốc nước của ông. Và những chén trà thơm ngon cũng được ra đời từ đó. Dần dà, người ta uống trà như một thói quen, một thú vui tao nhã không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ đó, Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung đã sở hữu những đồi chè lớn nhất thế giới.

Ấn Độ

Là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất châu Á, quốc gia bên bờ sông Hằng này sở hữu nhiều đồi chè tuyệt đẹp thu hút khách du lịch đến check-in mỗi năm.

Đồi chè Kanan Devan ở Munnar, Kerala

Đồi chè Kanan Devan ở Munnar, Kerala

Đồi chè Glenburn ở Darjeeling, Tây Bengal

Đồi chè Glenburn ở Darjeeling, Tây Bengal

Đồi chè Gatoonga ở Assam

Đồi chè Gatoonga ở Assam

Đồi chè Nilgiri ở Coonoor, Tamil Nadu

Đồi chè Nilgiri ở Coonoor, Tamil Nadu

Đồi chè Darang ở Himachal Pradesh

Đồi chè Darang ở Himachal Pradesh

Có thể do khí hậu và địa chất khác biệt, hương vị trà của Ấn Độ cũng có nét đặc trưng rất riêng chẳng thể nhầm lẫn được. Một số loại trà nổi tiếng tại đây là Darjeeling, Assam, Nilgiri, Dooars, Kangra và Terai...

Trung Quốc

Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc đến những đồi chè ở châu Á mà bỏ qua Trung Quốc. Một trong những khu vực trồng chè nổi tiếng nhất nơi đây là ở Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang.

Empty
Empty
Empty
Empty

Có truyền thống trồng chè ngót hơn 1.000 năm, chè Long Tỉnh ở Hàng Châu có dấu ấn rất riêng khiến người ta uống một lần nhớ mãi. Nét riêng ấy đến từ màu xanh lục bảo của lá chè, mùi thơm thơm dìu dịu rất đặc biệt và hình dáng lá chè cũng vô cùng sắc nét.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

Trong quá khứ, chè Long Tỉnh được nhiều vua chúa “sủng ái”. Còn hiện tại, nơi đây như một điạ điểm lưu giữ lại nét văn hóa thưởng trà lâu đời của người dân Trung Hoa.

Nhật Bản

Không chỉ nức tiếng gần xa với thói quen thưởng thức trà đạo, xứ phù tang còn được biết đến với những đồi chè xanh ngát, đẹp nhất châu Á. Nếu chỉ lên đường với mục đích vãn cảnh, bạn hãy đến với thành phố chè xanh Wazuka của Nhật Bản để được mục sở thị những vườn chè khác biệt với những luống dài thẳng tắp, khác biệt hoàn toàn với những nơi khác.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Còn đến Nhật với tâm thế thưởng trà thì ghé tỉnh Uji mới là chuẩn. Có truyền thống từ năm 1202, Uju nổi tiếng là nơi sản xuất trà lớn nhất Nhật Bản. Một số loại trà nổi tiếng ở đây như Gyokuro, Sencha, Tamaryokucha và Bancha…

Indonesia

Nhắc đến những đồi chè ở châu Á, dĩ nhiên chúng ta không thể không nhắc đến Indonesia. Tại hòn đảo Sumatra và Java của quốc gia xinh đẹp này, người ta đã sản xuất trà từ đầu thế kỷ XIX. Mặc dù ở đây chỉ sản xuất chè đen là chủ yếu nhưng cũng có một lượng nhỏ chè xanh.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Hiện nay, Indonesia là quốc gia sản xuất trà đứng thứ 5 trên thế giới. Những loại chè ở đây có nhiều hương vị khác nhau và càng tuyệt hơn khi được uống cùng sữa.

Việt Nam

Bên cạnh cây lúa nước, chè cũng được trồng rộng rãi ở Việt Nam và đưa nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Còn với khách du lịch, hình ảnh về những đồi chè xanh mướt rượt ở các tỉnh phía Bắc như Phú Thọ, Mộc Châu, Thái Nguyên... là động lực thôi thúc họ lên đường.

Đồi chè Mộc Châu

Đồi chè Mộc Châu

Đồi chè Cầu Đất

Đồi chè Cầu Đất

Ở Việt Nam, loại trà phổ biến nhất là trà xanh. Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu của khách hàng, cũng có nhiều biến thể trà khác nhau như trà ướp hương hoa sambac Jasminum chẳng hạn.

Malaysia

Ở châu Á, Malaysia là một nước sản xuất trà với sản lượng nhỏ. Loại trà chủ yếu của quốc gia này là trà đen và không đặc, điển hình là trà kéo "teh tarik". Đây là một loại trà sữa nóng truyền thống của Malaysia.

Empty
Empty
Empty
malaysia_tea_cameron_highlands_pahang_plantation_green_tree-866856
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Tên gọi "teh tarik" xuất phát từ khâu pha chế. Thông thường, người pha chế sẽ đổ liên tục nước trà từ cốc này sang cốc khác, tạo nên lớp bọt dày để tạo bọt và lớp kem sánh mịn. Lớp bọt càng dày thì hương vị trà càng ngon.

Hương Thảo - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES