"Định vị tọa độ" những bối cảnh đẹp như mơ của Huế trong Mắt Biếc

26/12/2019

Đồi thông Thiên An lãng mạn với hoa sim tím, trường tiểu học Cộng đồng Đo Đo, đại học Sư phạm Huế hay khung cảnh nên thơ của làng Hà Càng… chính là những địa điểm đẹp như mơ hiện lên trong những thước phim Mắt Biếc.

Bộ phim Mắt Biếc được chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đang “làm mưa làm gió” thị trường điện ảnh Việt. Bên cạnh chuyện tình đơn phương của Ngạn dành cho cô bạn cùng quê Hà Lan, khán giả còn bị thu hút bởi bối cảnh phim đẹp như trong truyện cổ tích.

Mắt Biếc được quay tại Huế, trong đó bối cảnh chính là làng Hà Càng - một ngôi làng bình yên, thơ mộng đúng với nét đặc trưng của xứ Huế. Bên cạnh đó còn một số địa điểm khác như: đồi thông Thiên An, trường tiểu học Cộng đồng Đo Đo, lăng Khải Định, đồi Vọng Cảnh,…

Sau khi bộ phim được khởi chiếu, nhiều bạn trẻ đam mê du lịch đã nhanh chóng tìm ra những địa danh này, tới đây để chụp ảnh, khám phá và "hóa thân" thành hai nhân vật chính trong bối cảnh lãng mạn.

Làng Hà Cảng

Khung cảnh bình yên của làng Hà Cảng - bối cảnh chính trong phim Mắt Biếc (Ảnh: Nguyễn Võ Đông Trúc)

Khung cảnh bình yên của làng Hà Cảng - bối cảnh chính trong phim Mắt Biếc (Ảnh: Nguyễn Võ Đông Trúc)

Làng Hà Cảng thuộc xã Quang Phú, nằm ở ngoại ô thành phố Huế. Vùng đất này nổi tiếng với nghề mây tre đan Bao La và khu vực bến đò Cồn Tộc - phá Tam Giang.

Cây ngô đồng, còn được gọi là cây cô đơn, là địa điểm ghi hình cảnh Ngạn đánh đàn cho Hà Lan. Ngô Đồng thường trổ hoa từ khoảng tháng 2 đến tháng 3 âm lịch khi lá đã rụng hết, với những chùm hoa hồng pha tím. Từ trung tâm thành phố Huế tới đây, du khách có thể tìm trên Google Maps với từ khóa “Cây ngô đồng Mắt Biếc”.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Trường tiểu học cộng đồng Đo Đo

Tấm biển trường trong phim được giữ lại như một lời tri ân của đoàn phim với vùng quê bình yên này (Ảnh: Như Quỳnh)

Tấm biển trường trong phim được giữ lại như một lời tri ân của đoàn phim với vùng quê bình yên này (Ảnh: Như Quỳnh)

Đây chính là ngôi trường mà nhân vật Ngạn và Hà Lan học hồi nhỏ. Mặc dù hai từ “cộng đồng” chỉ xuất hiện trong những năm cuối cuộc chiến tranh đánh Mỹ ở miền Nam nhưng tại làng Hà Cảng, mọi thứ đều được lưu giữ một cách nguyên vẹn, tạo ra bối cảnh mái trường đơn sơ, cũ kỹ nhưng cũng thân thuộc và gần gũi.

Đại học Sư phạm Huế

Với kiến trúc cổ kính, đại học Sư phạm Huế trước khi xuất hiện trong Mắt Biếc cũng là địa điểm được nhiều bạn trẻ check-in (Ảnh: @vixcto)

Với kiến trúc cổ kính, đại học Sư phạm Huế trước khi xuất hiện trong Mắt Biếc cũng là địa điểm được nhiều bạn trẻ check-in (Ảnh: @vixcto)

Trường Đại học Sư phạm Huế xuất hiện trong các cảnh nhân vật Ngạn, Dũng đợi Hà Lan lúc tan trường về. Đây là một trong những ngôi trường nổi tiếng và lâu đời nhất tại miền Trung. Tọa lạc tại số 24 Lê Lợi (TP. Huế), nơi đây từng được chọn làm bối cảnh cho nhiều bộ phim nổi tiếng.

Những cung đường trải dài, lãng mạn bên ngoài khuôn viên trường (Ảnh: @goker.glt)

Những cung đường trải dài, lãng mạn bên ngoài khuôn viên trường (Ảnh: @goker.glt)

Lăng Khải Định

Một địa điểm quen thuộc và nổi tiếng mà bất cứ du khách nào khi đến Huế cũng mong muốn một lần được đặt chân tới. Lăng Khải Định xuất hiện trong Mắt Biếc vẫn giữ nguyên nét trầm mặc và cổ kính của một công trình vô cùng nổi bật, nhờ sự kết hợp của kiến trúc Á - Âu.

Lăng Khải Định có thể gây choáng ngợp du khách tham quan bởi kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp (Ảnh: Hoàng Linh Hà)

Lăng Khải Định có thể gây choáng ngợp du khách tham quan bởi kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp (Ảnh: Hoàng Linh Hà)

Đây là địa điểm duy nhất trong số những bối cảnh của Mắt Biếc mà du khách sẽ phải phải trả phí vào cửa (Ảnh: Hoàng Linh Hà)

Đây là địa điểm duy nhất trong số những bối cảnh của Mắt Biếc mà du khách sẽ phải phải trả phí vào cửa (Ảnh: Hoàng Linh Hà)

Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 – 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và con mình là Bảo Đại. Dù là công trình có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm triều Nguyễn.

Đồi Vọng Cảnh

Sông Hương như một dải lụa êm đềm dưới chân đồi Vọng Cảnh (Ảnh: @caphebien__)

Sông Hương như một dải lụa êm đềm dưới chân đồi Vọng Cảnh (Ảnh: @caphebien__)

Đồi Vọng Cảnh xuất hiện trong một cảnh dạo chơi của Ngạn và Hà Lan. Đây là một ngọn đồi cao 43 m ở phía tây nam thành phố Huế, chân đồi tiếp giáp bờ sông Hương. Đứng trên đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy được phong cảnh nên thơ của thành phố, đặc biệt là khu lăng tẩm các vua nhà Nguyễn.

Con đường vào hai bên đồi toàn thông, thảm lá thông gần giống ở Đà Lạt (Ảnh: @golliwog21)

Con đường vào hai bên đồi toàn thông, thảm lá thông gần giống ở Đà Lạt (Ảnh: @golliwog21)

Đồi Thiên An

Đồi Thiên An chính là rừng sim nơi Ngạn hái sim cho Hà Lan, và là con đường cả hai cùng đạp xe rong ruổi những ngày hè.

Đồi thông Thiên An trước khi xuất hiện trong Mắt Biếc cũng là một điểm check-in nổi tiếng tại Huế (Ảnh: @kitcamellia)

Đồi thông Thiên An trước khi xuất hiện trong Mắt Biếc cũng là một điểm check-in nổi tiếng tại Huế (Ảnh: @kitcamellia)

Nhà thờ Thiên An tuy không xuất hiện trong Mắt Biếc nhưng du khách khi đến thăm đồi thông thường không quên ghé qua nơi này để chụp ảnh (Ảnh: @nlpt.kyy)

Nhà thờ Thiên An tuy không xuất hiện trong Mắt Biếc nhưng du khách khi đến thăm đồi thông thường không quên ghé qua nơi này để chụp ảnh (Ảnh: @nlpt.kyy)

Nằm ở phía nam thành phố Huế, đồi Thiên An ở vị trí cùng với tuyến đường lên lăng Khải Định. Đây là vùng đồi rộng lớn được phủ kín màu xanh rì của hàng thông. Phía cuối rừng thông là nhà thờ cổ, cũng là nơi check-in “hot” của nhiều bạn trẻ. Để đến được đây, du khách chỉ cần chạy xe thẳng trên đường Điện Biên Phủ, gần tới Nam Giao thì rẽ trái và đi thẳng một đoạn là tới.

Tường Minh - Nguồn: Travellive
RELATED ARTICLES