Độc đáo làng nổi Nzulezo ở Ghana

23/06/2019

Với những ngôi nhà sàn lợp bằng tán cọ raffia đứng san sát nhau trên mặt hồ, làng nổi Nzulezo ở quận Jomoro có thể ví như một Venice... đơn sơ bình dị hơn của Ghana.

Làng nổi Nzulezo nằm trên hồ Tandane, phía tây Ghana. Tên gọi của ngôi làng có nguồn gốc từ một từ địa phương, cụ thể là nzema - nghĩa là "mặt nước". Cách thủ đô Accra của Ghana 300km, ngôi làng này đã cùng tồn tại với thiên nhiên và là sự cộng sinh hoàn hảo giữa con người và Mẹ Trái Đất trong nhiều thế kỷ.

Làng nổi Nzulezo được xây dựng trên hồ Tandane

Làng nổi Nzulezo được xây dựng trên hồ Tandane

Hiện có hơn 500 người đang sinh sống ở Nzulezo, nơi mọi hoạt động từ chuẩn bị các bữa ăn cho đến trẻ em đi học đều diễn ra trên mặt nước.

Ông John Arthur - một vị bô lão sống trong cộng đồng cho biết, sau cuộc chiến tranh giành đất màu mỡ và vàng với người Mande ở Tây Phi, những cư dân đầu tiên của Nzulezo di cư từ Mali đến đây vào thế kỷ 15. Theo truyền thuyết, tổ tiên của người dân ở Nzulezo được một vị thần xuất hiện dưới hình dạng ốc sên dẫn dắt đến hồ Tandane và khuyên họ xây nhà trên mặt nước để đảm bảo an toàn và an ninh.

Mọi hoạt động ở Nzulezo đều diễn ra trên mặt nước

Mọi hoạt động ở Nzulezo đều diễn ra trên mặt nước

du lịch nhà sàn

Trong suốt nhiều thế kỷ, dân cư ở Nzulezo vẫn sống trong những căn nhà xây bằng cành cọ raffia.

David Blay - hướng dẫn viên địa phương cho biết, ngày nay các gia đình ở Nzulezo đều sở hữu một con phố riêng và chúng được đặt tên theo người đứng đầu gia đình đó. Ngoài ra, vì thuyền độc mộc là phương tiện di chuyển duy nhất ở đây nên mỗi một thành viên trong gia đình sẽ có một chiếc thuyền riêng. Ví dụ, nhà nào 3 người thì sẽ có 3 chiếc thuyền tương ứng.

Những căn nhà sàn được xây bằng cành cọ raffia

Những căn nhà sàn được xây bằng cành cọ raffia

Thuyền độc mộc là phương tiện di chuyển duy nhất ở Nzulezo

Thuyền độc mộc là phương tiện di chuyển duy nhất ở Nzulezo

Một trong những yếu tố thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến với ngôi làng trên mặt nước này là loại rượu gin của địa phương có tên Akpeteshi làm từ cọ raffia.

Anh Blay chia sẻ: "Du lịch ở đây bắt đầu từ 20 năm trước. Đa số mọi người đi khám phá các thị trấn khác nhau ở Ghana và ghé qua đây để nếm thử rượu của chúng tôi. Họ thấy nó khác biệt và ngon hơn rượu ở những nơi khác."

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Người dân Nzulezo rất tự hào về rượu Akpeteshi của họ

Người dân Nzulezo rất tự hào về rượu Akpeteshi của họ

Nằm trong danh sách di sản văn hóa thế giới dự kiến, Nzulezo còn được biết đến với nhiều loài rùa, khỉ và cá sấu cực quý hiếm.

Đặc biệt, người dân ở đây thường được hưởng lợi từ sự đóng góp từ thiện của du khách. Blay nói: "Du khách đến đây thường mua đồ ăn và quà lưu niệm. Nhiều người còn mang theo quà tặng để hỗ trợ cộng đồng của chúng tôi nữa."

thói quen cổ xưa và thế giới hiện đại

Nhiều thế kỷ trôi qua, tuy vẫn duy trì một lối sống truyền thống, nhưng người dân Nzulezo cũng đã được tiếp cận với các tiện nghi hiện đại như điện, đồng nghĩa với việc họ không còn phải dựa vào dầu hỏa hay đèn lồng. Bên cạnh đó, người dân Nzulezo cũng đang đề đạt với chính quyền địa phương xây dựng cho họ một cơ sở chăm sóc sức khỏe mở cửa 24 giờ.

Eckah Ebuley, một trong số ít y tá chăm sóc người bệnh trong làng, nói rằng người dân thường phải di chuyển 5km bằng thuyền mỗi khi muốn đến khám bác sĩ. Anh cho biết: "Phụ nữ khi chuyển dạ cần đến trạm xá để sinh con. Nhưng chúng tôi cũng phải dặn họ không được chờ đến lúc đó mới đến trạm xá, vì như vậy sẽ là quá muộn."

Phương tiện di chuyển cũng là một vấn đề. Ebuley nói: "Đôi khi chúng tôi phải chờ ở bến thuyền mà không thấy một chiếc nào đến, khi thì thuyền lại đến muộn. Mà khi chúng tôi đến muộn thì bệnh nhân cũng phát chán vì phải chờ đợi nên họ lại bỏ về nhà."

không đủ giáo viên

Vì ở trên mặt nước, nên việc tuyển dụng giáo viên dạy trẻ em ở Nzulezo cũng gặp rất nhiều khó khăn. Evans Cudjoe, hiệu trưởng ngôi trường tiểu học duy nhất của ngôi làng nói rằng các giáo viên mới do chính phủ tuyển dụng không bao giờ quay lại cộng đồng sau chuyến thăm đầu tiên của họ.

Ông cho biết: "Sau lần đầu tiên đến làng chúng tôi, họ một đi không trở lại vì sợ cảnh trôi nổi trên hồ."

Cudjoe đã dạy học ở Nzulezo được 9 năm và ông tin rằng những giáo viên đó không tìm được động lực khích lệ họ ở lại đây. Ông nói: "Nơi này không có trợ cấp an toàn hay thiết bị phòng hộ. Nếu chính phủ thực hiện được những điều đó thì họ sẽ sẵn lòng đến đây giảng dạy."

Cũng theo Cudjoe, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn, nhưng một số học sinh của ông đã rời Nzulezo để học lên cao hơn, thậm chí là vào đại học và có tương lai sáng lạn.

Sau khi học hết cấp 1, trẻ em ở Nzulezo sẽ phải rời làng để đi học tại các trường cấp 2 khác

Sau khi học hết cấp 1, trẻ em ở Nzulezo sẽ phải rời làng để đi học tại các trường cấp 2 khác

Song, mặc dù dân cư ở Nzulezo sẵn sàng đáp ứng một số nhu cầu hiện đại, họ vẫn cảm thấy cần phải duy trì lối sống truyền thống của mình.

Ông John Arthur chia sẻ: "Cuộc sống của chúng tôi ở đây rất thoải mái. Chúng tôi nấu ăn, sinh hoạt và có đầy đủ hoạt động vui chơi giải trí riêng, cả lũ trẻ cũng vậy. Những thứ có trên đất liền chúng tôi cũng không thiếu. Chúng tôi muốn gắn bó với lối sống này và với ngôi làng này."

D5LV2gvUIAAkkDt
Hải Anh - Nguồn: CNN
RELATED ARTICLES