Du lịch Đông Nam Á bị ảnh hưởng vì thời tiết

13/06/2024

Đông Nam Á là khu vực duy nhất bị ảnh hưởng bởi cả ba hiện tượng khí hậu El Nino, lưỡng cực Ấn Độ Dương, dao động Bắc Đại Tây Dương và trở thành khu vực dễ bị “tổn thương” nhất khi cả ba kiểu thời tiết này cùng xuất hiện một lúc.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng đang làm gián đoạn một số mô hình du lịch, ảnh hưởng đến các nhà điều hành, điểm đến và du khách trên toàn cầu. Các nhà điều hành đang điều chỉnh các tour và lịch trình, nhấn mạnh vào yêu cầu nâng cao nhận thức và đổi mới trong du lịch bền vững.

Bài liên quan

Đầu năm 2024, Liên Hợp Quốc công bố nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến du lịch và sản lượng nông nghiệp. Thế giới được dự đoán sẽ phải hứng chịu những thảm họa khí hậu ngày càng gia tăng, giá lương thực tăng cao và thời tiết khắc nghiệt hơn.

Nắng nóng

Nắng nóng "trăm năm có một" thiêu đốt Đông Nam Á

Mặc dù Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) dự báo El Nino sẽ dần suy yếu và giảm nhẹ từ đầu năm 2024, tác động của hiện tượng này vẫn còn lan tỏa và tăng cường nhiệt độ trên toàn cầu.

Thái Lan và Campuchia đều phải đưa ra cảnh báo khẩn trước nguy cơ tử vong do cơn nóng khắc nghiệt, với mức đỉnh cao lên đến khoảng 46 độ C trong ban ngày. Thủ đô Manila của Philippines cũng chịu cảnh báo khi lần đầu tiên ghi nhận nhiệt độ vượt qua ngưỡng kỷ lục 51 độ C.

Singapore cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng, khi nhiệt độ nơi đây leo thang lên 36-40 độ C, khiến cuộc sống trở nên khó chịu và gây khó khăn cho người dân

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Theo đó, số ca tử vong đã tăng 14% (khoảng thêm 7.000 ca mỗi năm) do các hiện tượng khí hậu như El Nino, lưỡng cực Ấn Độ Dương và dao động Bắc Đại Tây Dương. Những hiện tượng thời tiết cực đoan này khiến nồng độ của các chất ô nhiễm trong không khí tăng lên, dẫn đến tác động nghiêm trọng hơn.

Bụi mịn PM2.5 đến từ khói, cháy từ các nhà máy điện, cháy rừng... được cho là tác nhân chính liên quan đến những ca tử vong sớm. Bụi mịn PM2.5 có hại cho sức khỏe khi con người hít phải do chúng có kích thước rất nhỏ và có thể xâm nhập vào trong máu, gây khó thở, bệnh tim và phổi cùng nhiều vấn đề khác. Châu Á có số ca tử vong sớm cao nhất do ô nhiễm bụi mịn, với hơn 98 triệu người, chủ yếu ở Trung Quốc (49 triệu ca) và Ấn Độ (26,1 triệu ca)

Nắng nóng kỷ lục tại Đông Nam Á, cảnh báo đỏ về tương lai

Nắng nóng kỷ lục tại Đông Nam Á, cảnh báo đỏ về tương lai

Hàng loạt vấn đề sức khỏe phát sinh do nắng nóng cũng khiến người dân lo ngại. Nắng nóng không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, phổi, đột quỵ, say nắng mà còn tạo ra nguy cơ sốc nhiệt.

Tiến sĩ Achara Nithiaphinyasakul, Cục trưởng Cục Sức khỏe thuộc Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, đã cảnh báo vào ngày 21/4 rằng nguy cơ sốc nhiệt đang tăng cao và kéo dài.

Những người bị sốc nhiệt có thể phải đối mặt với các triệu chứng gồm nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột lên trên 40 độ C, da ửng đỏ, mạch đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, nôn ói và mất tỉnh táo. Các trường hợp sốc nhiệt nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong, theo thông tin từ Bangkok Post.

Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thời tiết khô hạn do El Nino còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc trồng trọt, canh tác, đẩy giá gạo tăng cao kỷ lục tại Indonesia. Khí hậu năm 2023 bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết El Nino cùng mùa khô kéo dài ở nhiều khu vực đã khiến sản lượng lúa gạo tại Indonesia giảm 18% so với năm trước.

Tình trạng này vẫn tiếp diễn trong năm 2024 khi xứ vạn đảo chuẩn bị bước vào mùa khô trong tháng sau.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES