Hà Nội và nhiều địa phương nới cách ly; Nhiều quốc gia thông báo đạt tới đỉnh dịch

23/04/2020

COVID-19 đã lây lan tới 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 2.633.299 ca nhiễm, 183.930 ca tử vong. Tại Việt Nam, Hà Nội và nhiều tỉnh thành chính thức nới lỏng cách ly, Việt Nam hỗ trợ 300 công dân từ Nhật Bản về nước

Tròn 1 tuần Việt Nam không có ca mới

Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết: đến 6h sáng 23/4, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 nào. Như vậy, đến nay đã tròn 1 tuần, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19.

congnhanxetnghiemcovid19206770-6667-3749-1587381068_1200x0

Cả nước đã ghi nhận 223 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm tỷ lệ 83%); hiện tại còn 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế. Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 3 ca, số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8 ca.

Việt Nam hỗ trợ 300 công dân trở về từ Nhật Bản

Ngày 22/4, các cơ quan chức năng của Việt Nam cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã phối hợp với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam vận chuyển các vật tư, trang thiết bị y tế Chính phủ, nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ và nhân dân Nhật Bản để phòng, chống dịch COVID-19.

Trên chuyến bay trở lại Việt Nam, các cơ quan chức năng đã phối hợp với các cơ quan chức năng Nhật Bản hỗ trợ đưa gần 300 công dân Việt Nam trở về nước. Đây là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như người ốm đau, phụ nữ có thai và một số người lao động, sinh viên hết hạn làm việc và học tập.

Hà Nội Và TP.HCM nới cách ly từ 23/4, cấm dịch vụ bar, massage, karaoke

Tại phiên họp Chính phủ chiều 22/4, Thủ tướng chỉ đạo, các địa phương cả nước sẽ thuộc 2 nhóm nguy cơ và nguy cơ thấp. Trong đó, Hà Nội thuộc nhóm có nguy cơ. Riêng hai địa phương thuộc Hà Nội là huyện Thường Tín, huyện Mê Linh có ổ dịch hiện chưa qua 14 ngày và có hai thôn đang phải cách ly là Hạ Lôi và Đông Cứu nên vẫn được xếp là nơi có nguy cơ cao .

ttxvncovid-19hanoicobanrakhoinhomnguycocao1958155254628253

Trên cơ sở này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định: Kể từ 0 giờ ngày 23/4 sẽ nới dần các hoạt động kinh tế, nhưng cấm một số dịch vụ như quán bar, karaoke, massage, trò chơi điện tử, tập trung đông người... Các cửa hàng ăn khi mở cửa trở lại, phải xếp bàn ghế giữ khoảng cách theo quy định và học theo một số nước, khuyến cáo các cửa hàng ăn có tấm chắn để hai người ngồi đối diện không lây nhiễm nhau. Các trung tâm thương mại, siêu thị cũng cần cố gắng giữ khoảng cách, phải thường xuyên đo thân nhiệt, có nước sát khuẩn, đi ra, đi vào một chiều. Hà Nội cũng quyết định nghiêm cấm hoạt động các quán nước chè, bán trà chanh vỉa hè, vì nguy cơ lây nhiễm cao.

Cùng với Hà Nội, TP.HCM dừng cách ly xã hội từ 0h ngày 23/4. Tuy nhiên, TP.HCM chưa cho phép nhiều dịch vụ kinh doanh hoạt động trở lại, bao gồm: Khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, quán bar, beer club, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ, cơ sở làm đẹp, câu lạc bộ bida, phòng tập thể hình, hớt tóc... Giám đốc Trung tâm Báo chí TP.HCM cho biết thành phố đang chờ Chỉ thị mới của Thủ tướng công bố và thành phố sẽ có hướng dẫn cụ thể cho từng lĩnh vực dựa trên Bộ chỉ số đánh giá rủi ro lây nhiễm mà từng sở, ngành đã xây dựng.

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cũng thông báo các hoạt động vận tải hành khách tiếp tục tạm ngưng vận chuyển khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch đến khi có thông báo mới, trừ trường hợp đặc biệt vì công vụ. Các trường hợp được hoạt động bao gồm xe cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, xe hỗ trợ vận chuyển người dân tại bệnh viện.

Đà Nẵng dừng tổ chức cách ly người đến từ Hà Nội, TP.HCM

UBND Đà Nẵng vừa ban hành công văn về việc triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ 23/4. Theo đó, Đà Nẵng chính thức dừng tổ chức cách ly người đến từ Hà Nội, TP.HCM kể từ ngày 23/4, nhưng phải hướng dẫn thực hiện tự theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Một số hoạt động vẫn tiếp tục tạm dừng bao gồm: các khu vui chơi giải trí tập trung, khu, điểm du lịch; vũ trường, karaoke, bar, pub, lễ hội, rạp chiếu phim, massage, biểu diễn nghệ thuật, giải trí trong nhà,... Các tuyến xe buýt nội đô, liên tỉnh Đà Nẵng-Quảng Nam và Đà Nẵng với Thừa Thiên-Huế; xe du lịch điện, vận tải khách thủy nội địa cũng chưa được phép khai thác lại.

Hà Giang phong tỏa thôn Tả Kha và cách ly Trạm y tế xã Thanh Thủy

Liên quan đến bệnh nhân số 268, người dân tộc Mông, thường trú thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, ngày 22/4, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang - Nguyễn Văn Sơn đã chỉ đạo tiếp tục phong tỏa thêm thôn Tả Kha thuộc thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn. Thực hiện quyết liệt chỉ thị trên, huyện Đồng Văn quyết định phong tỏa toàn bộ khu vực thị trấn Đồng Văn để cấp bách triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời, Ủy ban Nhân dân huyện Vị Xuyên quyết định tiếp tục cách ly Trạm Y tế xã Thanh Thủy từ ngày 22/4 cho đến khi có thông báo mới.

Số ca nhiễm tại Singapore vượt mốc 10.000

Ngày 22/4, Bộ Y tế Singapore cho biết, tính tới 12h cùng ngày, nước này đã ghi nhận thêm 1.016 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên thành 10.141 ca. Đây là ngày thứ ba liên tiếp, Singapore ghi nhận mỗi ngày trên 1.000 ca nhiễm mới, trong đó phần lớn xuất phát từ các khu nhà ở của lao động nước ngoài.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

Trong số các ca nhiễm mới ngày 22/4 có 15 ca nhiễm là công dân Singapore và người có thẻ thường trú dài hạn. Số ca nhiễm trong cộng đồng tại Singapore có chiều hướng giảm. còn bình quân 28 ca/ngày trong tuần qua so với 39 ca/ngày trong tuần trước đó. Tuy nhiên,số ca nhiễm không rõ nguồn gốc lại tăng nhẹ, từ 19 ca/ngày trong tuần trước đó lên 22 ca/ngày trong tuần vừa qua. Từ đó, Singapore đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội thêm 4 tuần, tới ngày 1/6.

Nhật mở rộng danh sách cấm nhập cảnh, Hàn gia hạn cảnh báo du lịch

Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định mở rộng danh sách người nước ngoài không được nhập cảnh nước này. Theo đó, Nhật Bản sẽ không cấp phép nhập cảnh cho những người nước ngoài đã từng đến Nga, Belarus, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và một số quốc gia khác trong vòng 14 ngày trước khi đến Nhật Bản. Trước đó, Nhật Bản đã cấm nhập cảnh đối với những người nước ngoài đến từ 73 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ kéo dài thời gian áp dụng các biện pháp trên sau khi các biện pháp đó hết hiệu lực vào cuối tháng 4 này.

Ngày 22/4, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã quyết định gia hạn thêm một tháng khuyến cáo người dân nước này "chú ý đặc biệt về du lịch" đối với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, ban hành ngày 23/3. Theo đó, khuyến cáo sẽ tự động hết hiệu lực vào ngày 23/5 nếu Bộ Ngoại giao Hàn Quốc không quyết định gia hạn thêm.

Hàn Quốc tiến hành nghiên cứu lâm sàng thuốc HCQ điều trị COVID-19

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Samsung ở Seoul và Bệnh viện Đại học Quốc gia Pusan ở Busan cho biết họ đã thực hiện Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) bằng cách sử dụng thuốc hydroxychloroquine (HCQ) - một loại thuốc chống sốt rét gây tranh cãi. Trong quá trình PEP, 32 người đã cho thấy có một hoặc nhiều triệu chứng, bao gồm tiêu chảy, phát ban da và các vấn đề về đường tiêu hóa.

https___s3-ap-northeast-1.amazonaws.com_psh-ex-ftnikkei-3937bb4_images_9_0_2_4_26234209-5-eng-GB_Cropped-1587347883RTS38NOQ

Vào cuối 14 ngày cách ly, các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase cơ bản (PCR) tiếp theo trên những người tham gia nghiên cứu đều cho kết quả âm tính, cho thấy những người nhận được áp dụng liệu pháp PEP không phát triển bệnh COVID-19. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là PEP "có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa COVID-19," vì không có nhóm kiểm soát thích hợp và chỉ mới được tiến hành tại một trung tâm đơn lẻ

Số ca mắc COVID-19 ở Trung Đông tiếp tục tăng cao

Ngày 22/4, Bộ Y tế Saudi Arabia thông báo, nước này đã phát hiện thêm 1.141 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 12.772 người. Trong khi đó, số trường hợp tử vong do COVID-19 ở Saudi Arabia hiện là 114 người, trong đó có 5 ca tử vong được ghi nhận trong 24h qua.

Cùng ngày, Bộ Y tế Qatar cho biết, tổng số trường hợp mắc COVID-19 ở nước này hiện là 7.141 người, trong đó có 608 trường hợp mới phát hiện. Phần lớn các trường hợp mới phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2 là lao động nước ngoài đã được cách ly sau khi được phát hiện đã tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh.

Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo dịch trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận thêm 3.083 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 98.674. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng COVID-19 đã nằm trong tầm kiểm soát của nhà chức trách nước này khi số người được xét nghiệm trong 24 giờ qua đạt 37.535 người.

8e25c570-4358-4438-99ae-74efa75aa1c0

Các tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE cũng có thêm 483 trường hợp mắc COVID-19 và tổng số người nhiễm bệnh đã lên tới 8.238. Theo nhà chức trách UAE, các ca nhiễm mới là những người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau và tất cả đều đang được điều trị và có sức khỏe ổn định.

Châu Âu ghi nhận hơn 1,1 triệu ca mắc Covid-19

Tính đến tối 22/4, châu Âu đã có tổng cộng 1.160.060 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó gần 110.000 người thiệt mạng.

Đáng chú ý, Bỉ ghi nhận số ca tử vong vì dịch bệnh COVID-19 đã tăng trở lại. Cụ thể, Bỉ ghi nhận tổng cộng 6.262 ca tử vong sau khi có thêm 266 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Dù số ca tử vong tăng trở lại trong ngày 22/4 nhưng người phát ngôn của Trung tâm ứng phó khủng hoảng Bỉ - Steven Van Gucht khẳng định quốc gia này đã qua đỉnh dịch và số ca tử vong mới tăng vì số liệu tại các nhà dưỡng lão cập nhật muộn. Bỉ đã gia hạn các biện pháp phong tỏa để phòng ngừa dịch bệnh lây lan tới ngày 3/5.

Tại Hà Lan, số ca tử vong cũng đã vượt mốc 4.000 người sau khi quốc gia này ngày 21/4 thông báo thêm 138 ca tử vong. Theo cập nhật của Viện Y tế cộng đồng Hà Lan, hiện số ca nhiễm là 34.842 ca, tăng 708 ca trong 24 giờ qua. Viện này lưu ý con số thực tế có thể cao hơn vì có khả năng còn những ca nhiễm mà chưa được xét nghiệm.

https___specials-images.forbesimg.com_imageserve_1220161435_0x0

Cùng ngày, Ngoại trưởng Anh - Dominic Raab khẳng định tới cuối tháng 4, quốc gia này sẽ đạt được mục tiêu xét nghiệm 100.000 người nghi nhiễm virus trong một ngày. Các số liệu chính thức hôm 21/4 cho thấy nước này đã tiến hành 18.206 xét nghiệm vào một ngày trước. Hiện Anh ghi nhận hơn 129.000 ca nhiễm và hơn 17.300 ca tử vong. Phát biểu trước Quốc hội, ông Raab cũng nhận định quốc gia này đang bắt đầu bước qua giai đoạn đỉnh dịch.

Trong 24 giờ qua, điểm nóng Liên bang Nga đã ghi nhận thêm 5.236 ca mắc, đưa tổng số bệnh nhân COVID-19 tại nước này lên 57.999 ca (tăng 9,9%). Đặc biệt đáng chú ý, Viện Robert Koch (RKI) của Đức công bố, ngày 22/4, nước này ghi nhận thêm 2.237 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 145.694 ca. Trong 24 giờ qua, số ca tử vong tại Đức tăng thêm 281 ca lên 4.879 ca.

Italia có Hơn 3.000 ca nhiễm mới/ngày, tổng số ca tử vong do COVID-19 vượt ngưỡng 25.000

Ngày 22/4, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy thông báo nước này đã ghi nhận thêm 3.370 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này lên 187.327 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong là 25.085 trường hợp, tăng 437 ca.

Cùng ngày, Chính phủ Italy đã công bố giai đoạn 2 nhằm ứng phó với dịch COVID-19 sẽ bắt đầu từ ngày 4/5. Trong giai đoạn này, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội đảm bảo khoảng cách an toàn khi mà vẫn chưa có liệu pháp điều trị bệnh và vắc-xin phòng ngừa. Việc mở cửa trở lại sẽ tiến hành đồng nhất trên toàn lãnh thổ, song có xét đến đặc thù từng vùng.

Anh bắt đầu thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19 trên người

Giới chức y tế Anh cho biết vắc-xin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do Đại học Oxford nghiên cứu, phát triển sẽ bắt đầu được thử nghiệm trên người từ ngày 23/4 tới.

0_NHS-Nightingale-North-West

Dự án của Đại học Oxford - liên danh giữa Viện Jenner và Nhóm vắc-xin Oxford, đã tiến hành tuyển chọn các đối tượng cho thử nghiệm lâm sàng, là những người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 55. Vắc-xin của nhóm nhà khoa học tại Đại học Oxford là một trong số ít nhất 70 loại vắcxin tiềm năng đang được các nhà nghiên cứu và công ty công nghệ sinh học trên khắp thế giới phát triển.

Mỹ tiếp tục quy trách nhiệm cho Trung Quốc về sự lây lan dịch COVID-19

Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay Washington tin chắc rằng Trung Quốc đã không thông báo kịp thời với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về đợt bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Điều này đã gây ra thiệt hại to lớn cho nước Mỹ với 848.994 ca nhiễm, 47.676 ca tử vong trên toàn quốc tính đến hết ngày 22/04.

Một quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ cho biết, hiện 26 tàu chiến của nước này đang có ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong khi 14 tàu khác từng bị virus này hoành hành.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết giúp New York nâng gấp đôi khả năng xét nghiệm, lên mức 40.000 xét nghiệm virus SARS-CoV-2 mỗi ngày. New York cũng có nhiều dấu hiệu tích cực với số ca tử vong trong 3 ngày vừa qua đều dưới 500 ca và số người nhập viện cũng liên tục giảm trong 9 ngày qua.

gu

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hạn chế nhập cư

Ngày 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ký sắc lệnh hành pháp hạn chế nhập cư nhằm tạm dừng cấp mới thẻ xanh. Sắc lệnh này đảm bảo rằng những người thất nghiệp Mỹ ở mọi tầng lớp xã hội sẽ được nhận ưu tiên hàng đầu là bố trí việc làm khi nền kinh tế tái mở cửa. Sắc lệnh cũng bảo đảm các nguồn lực y tế cho các bệnh nhân Mỹ.

Theo thông tin trước đó, sắc lệnh này có thời hạn trong 60 ngày và sẽ gây ảnh hưởng nhiều nhất đến những người đang nộp hồ sơ xin thẻ thường trú, hoặc thẻ xanh, ngoại trừ những người làm trong ngành chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, những lao động mùa vụ vẫn sẽ được phép vào Mỹ.

My Tống - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES