Khánh thành khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ

14/10/2020

Bãi cọc Cao Quỳ là di tích lịch sử mới được phát hiện tại Hải Phòng, liên quan tới chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ ba của nhà Trần.

Dự án xây dựng Tuyến đường vào và Khu Bảo tồn Bãi cọc Cao Quỳ thuộc xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng làm lễ khánh thành vào chiều ngày 13/10 với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tổng diện tích khu bảo tồn là 3 ha cùng tuyến đường dài 3.488 km được đầu tư 362,5 tỉ đồng, đã hoàn thành sau 5 tháng khởi công.

thutuong_clzf
Toàn cảnh đường vào và khu bãi cọc Cao Quỳ

Toàn cảnh đường vào và khu bãi cọc Cao Quỳ

Bãi cọc Cao Quỳ là di tích cấp thành phố, được khám phá tình cờ vào tháng 10/2019. Trong khi làm vườn, một người đàn ông tại xã Liên Khê phát hiện 2 cọc gỗ dài hơn 3 m, đường kính hơn 30 cm. Ngay sau đó, bộ VH-TT&DL đã cho khai quật gần 1.000 m2 trên địa bàn và phát hiện 27 cọc gỗ bị vùi sâu 50-60 cm dưới lòng đất.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Những chiếc cọc gỗ được chôn sâu dưới lòng đất.

Những chiếc cọc gỗ được chôn sâu dưới lòng đất.

Những chiếc cọc gỗ được chôn sâu dưới lòng đất.

Những chiếc cọc gỗ được chôn sâu dưới lòng đất.

Kết quả nghiên cứu khảo cổ cho thấy bãi cọc Cao Quỳ có niên đại cuối thế kỉ XIII, có thể liên quan đến chiến dịch đánh chặn và tiêu diệt đoàn chiến thuyền quân Nguyên Mông trên đường rút lui năm 1288 của nhà Trần.

Các nhà khoa học và lãnh đạo thành phố tới thực địa bãi cọc

Các nhà khoa học và lãnh đạo thành phố tới thực địa bãi cọc

Tại Khu Bảo tồn, chỉ có 18 cọc gỗ được mở sau khi chống thấm, ngâm nước. Số cọc còn lại được lấp đất và phỏng dựng thay thế lộ thiên. Đây là một cách để lưu giữ nguyên vẹn các cọc gỗ, phục vụ cho quá trình mở rộng nghiên cứu sau này của Viện Khảo cổ học, làm rõ thêm về trận địa Bạch Đằng oanh liệt.

Khu vực tham quan bãi cọc.

Khu vực tham quan bãi cọc.

Cùng với Bạch Đằng Giang, bãi cọc Cao Quỳ sẽ trở thành khu di tích lịch sử văn hóa quan trọng trong quá trình bảo tồn và hun đúc những giá trị tinh thần dân tộc theo thời gian.

Giang Tống - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES