Tháng lễ Ramadan 2020 diễn ra trong thầm lặng vì Covid-19

23/04/2020

Các nghi lễ truyền thống trong tháng lễ Ramadan năm nay không thể được thực hiện vì lệnh phong tỏa tại nhiều quốc gia, do đó, người Hồi giáo chỉ đón lễ trong thầm lặng.

Vì sự bùng phát của dịch Covid-19, khi tháng ăn chay Ramadan bắt đầu, cộng đồng người Hồi giáo trên khắp thế giới đang vật lộn với một nghịch lý không vui: buộc phải thay đổi cách thức đón lễ của mình nhằm tuân thủ giãn cách xã hội ngay tại thời điểm mà sum họp bên nhau là điều vô cùng thiêng liêng, bởi vì tháng ăn chay Ramadan với người Hồi giáo vốn là thời gian dành cho gia đình và gặp gỡ cộng đồng, sám hối, cho các hoạt động thiện nguyện và cầu nguyện tập thể.

Những người tham dự buổi cầu nguyện phải duy trì khoảng cách an toàn, tại một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Karachi, Pakistan ngày 19/4

Những người tham dự buổi cầu nguyện phải duy trì khoảng cách an toàn, tại một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Karachi, Pakistan ngày 19/4

Buổi cầu nguyện tại một nhà thờ Hồi giáo ở Rawalpindi, Pakistan ngày 21/4

Buổi cầu nguyện tại một nhà thờ Hồi giáo ở Rawalpindi, Pakistan ngày 21/4

Tháng Ramadan là tháng thứ 9 theo lịch Hồi giáo. Vào thời điểm này, người Đạo Hồi thường về quê sum họp gia đình, nhịn ăn, nhịn uống từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, tăng cường các hoạt động cầu nguyện và từ thiện. Thông thường, trong tháng lễ Ramadan, sau nhiều giờ nhịn ăn uống, khi mặt trời lặn, mọi người thường tụ tập bên bàn ăn để chia sẻ đồ ăn.

Các tín đồ nối đuôi nhau tới các nhà thờ Hồi giáo tham gia những buổi cầu nguyện ban đêm kéo dài nhiều giờ. Năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nhiều quốc gia Hồi giáo đã áp dụng các biện pháp phong toả hoặc giới hạn xã hội khiến cho những hoạt động trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo không được trọn vẹn. Nhiều quốc gia đã đóng cửa các thánh đường Hồi giáo, cấm tụ tập cầu nguyện đông người; ở nhà thay vì đến nhà thờ và chia sẻ đồ ăn với người trong gia đình thay vì tụ tập đông đúc hàng chục người bên bàn ăn lớn.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Các nhà thờ Hồi giáo được dọn dẹp và khử trùng trước tháng Ramadan

Các nhà thờ Hồi giáo được dọn dẹp và khử trùng trước tháng Ramadan

Vậy là tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo trên toàn thế giới bắt đầu từ tuần này mà không có các cuộc tụ tập làm lễ lớn tại nhà thờ hay các điểm công cộng như thường lệ. Người Hồi giáo được phép duy trì các nghi lễ linh thiêng bắt buộc, nhưng vẫn phải đảm bảo không để lây lan dịch Covid-19.

Jihan Salama và gia đình cô ở Cairo, thủ đô của Ai Cập, đang chuẩn bị đón lễ trong nhà mình. Cô nói, “Thật không may là hiện tại mọi người phải ở nhà. Nếu điều này tiếp tục, thì đây chắc chắn sẽ là tháng Ramadan kỳ lạ nhất mà đạo Hồi và tất cả người Hồi giáo phải trải qua.” Tại các chợ lề đường ở Cairo, những chiếc đèn lồng truyền thống nằm xếp xó. Vì chẳng mấy ai có lý do để mua đèn khi mà có giờ giới nghiêm vào ban đêm, nhà thờ Hồi giáo bị đóng cửa và những buổi cầu nguyện chung bị cấm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ở Jerusalem, đèn trang trí đang được treo dọc theo các con phố, nhưng các khu chợ Ả Rập từng nhộn nhịp thì giờ lại yên tĩnh đến lạ thường.

Một phụ nữ Ai Cập bế con đi dạo bên cạnh quầy hàng bán đèn lồng Ramadan truyền thống ở thủ đô Cairo ngày 12/4

Một phụ nữ Ai Cập bế con đi dạo bên cạnh quầy hàng bán đèn lồng Ramadan truyền thống ở thủ đô Cairo ngày 12/4

Người dân đi mua sắm để chuẩn bị cho tháng lễ Ramadan tại siêu thị Carrefour ở Dubai, UAE ngày 19/4

Người dân đi mua sắm để chuẩn bị cho tháng lễ Ramadan tại siêu thị Carrefour ở Dubai, UAE ngày 19/4

Những đồ trang trí Ramadan treo trên một con đường đang bị phong tỏa sau khi một gia đình ở đây dương tính với Covid-19, tại Bahtim, khu phố Shubra el-Kheima, tỉnh Qalyoubiya, Ai Cập

Những đồ trang trí Ramadan treo trên một con đường đang bị phong tỏa sau khi một gia đình ở đây dương tính với Covid-19, tại Bahtim, khu phố Shubra el-Kheima, tỉnh Qalyoubiya, Ai Cập

Người dân đi mua sắm để chuẩn bị cho tháng lễ Ramadan tại Baghdad, Iraq ngày 21/4

Người dân đi mua sắm để chuẩn bị cho tháng lễ Ramadan tại Baghdad, Iraq ngày 21/4

Trong khi đó, Saudi Arabia đã thực hiện các lệnh giới nghiệm tại thánh địa Mecca và Medina. Chính quyền nước này đã đình chỉ các chuyến hành hương về thánh địa trong năm nay, đóng cửa hầu hết các địa điểm công cộng và hạn chế nghiêm ngặt việc di chuyển của công dân. Saudi Arabia khẳng định, đặc biệt quan tâm đến sự an toàn của khách hành hương, đồng thời, đang cung cấp dịch vụ chăm sóc cho 1.200 khách hành hương bị mắc kẹt tại đây do dịch Covid-19.

Tại Indonesia, quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới vừa yêu cầu các tín đồ Hồi giáo đón tháng lễ Ramadan tại nhà, đồng thời ban hành lệnh cấm hàng triệu công chức, binh sĩ và cảnh sát, không cho họ trở về nhà đón kỳ nghỉ Eid al-Fitr - đánh dấu kết thúc tháng Ramadan. "Nỗi sợ virus corona đã ngăn chúng tôi ăn mừng Eid với người thân", một nhân viên xã hội ở Jakarta cho biết. Còn ở Malaysia, các khu chợ trời bazaar vốn là nơi mua bán nhộn nhịp trong tháng lễ Ramadan đều bị đóng cửa hết.

Người dân Indonesia được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào cầu nguyện tại một nhà thờ Hồi giáo ở Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia ngày 20/3

Người dân Indonesia được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào cầu nguyện tại một nhà thờ Hồi giáo ở Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia ngày 20/3

Một điểm xét nghiệm nhanh Covid-19 ở Tangerang, Indonesia

Một điểm xét nghiệm nhanh Covid-19 ở Tangerang, Indonesia

Một số quốc gia như Lebannon, Syria, Iraq và Ai Cập thì cố gắng nới lỏng các biện pháp phong tỏa để người Hồi giáo có thể đón tháng lễ Ramadan trọn vẹn với đầy đủ nghi lễ. Theo đó, các tín đồ sẽ có từ 30-90 phút cùng ăn bữa tối khi hoàng hôn buông xuống. Người dân có thể di chuyển các quãng đường ngắn để đến thăm người thân, bạn bè trong tháng lễ. Tuy nhiên, mọi hoạt động tập trung ăn uống xả chay và cầu nguyện đông người đều bị cấm. Ngoài ra, Syria còn cho phép người dân di chuyển đến các tỉnh trong tuần này, trước khi lệnh phong tỏa được tái lập.

Một người đàn ông sống tại thành phố Nablus ở Bờ Tây đóng gói các hộp đựng thực phẩm sẽ được phân phát cho các gia đình nghèo ở Palestine trước tháng chay Ramadan

Một người đàn ông sống tại thành phố Nablus ở Bờ Tây đóng gói các hộp đựng thực phẩm sẽ được phân phát cho các gia đình nghèo ở Palestine trước tháng chay Ramadan

Những công nhân nghèo xếp hàng để nhận lúa mì miễn phí trước tháng chay Ramadan ở Kabul, Afghanistan ngày 20/4

Những công nhân nghèo xếp hàng để nhận lúa mì miễn phí trước tháng chay Ramadan ở Kabul, Afghanistan ngày 20/4

Ở những đất nước có nhiều người nghèo, các nhà thờ Hồi giáo và tổ chức tình nguyện vẫn tìm cách để mang thức ăn tới cho họ trong bối cảnh lệnh phong tỏa hạn chế đi lại khắp nơi. Tại Kashmir, lãnh thổ với đa số người dân theo Hồi giáo, hiện vẫn nằm dưới sự tranh chấp của Ấn Độ và Pakistan, các tình nguyện viên đeo mặt nạ và găng tay thả bao tải gạo, bột mì, đậu lăng và các mặt hàng chủ lực khác cho tháng lễ Ramadan trước thềm những người có nhu cầu ở thành phố Srinagar. Họ cố gắng làm điều đó một cách lặng lẽ, để ngay cả những người hàng xóm cũng không biết họ đang nhận được sự giúp đỡ. "Chúng tôi phải biết nghĩ đến lòng tự trọng của họ nữa," Sajjad Ahmed, một người tình nguyện, nói.

Tháng lễ Ramadan hàng năm, người dân tại dải Gaza thường được nhận hàng hóa quyên góp từ Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Jordan và nhiều nơi khác. Nhưng năm nay, những chuyến cứu trợ đều không đến được nơi này. "Vào thời gian này năm ngoái, chúng tôi có 3 hợp đồng phân phát đồ ăn cho người nghèo, năm nay thì chẳng có gì cả", Omar Saad, người phát ngôn tổ chức từ thiện Salam, cho biết.

Còn ở Ai Cập, các nhà thờ sử dụng tiền tiết kiệm mua đồ ăn phát cho cộng đồng người nghèo hoặc phát tiền cho những người khốn khó. "Chúng tôi hy vọng điều này có thể giảm nhẹ gánh nặng mà họ đang phải đối mặt", Sheikh Abdel-Rahman, giáo sĩ nhà thờ tại Bahtim, Ai Cập, chia sẻ.

Nhà thờ Hồi giáo trung tâm ở Lagos, Nigeria gần như vắng vẻ sau khi chính phủ cấm tất cả các hoạt động tôn giáo trong bốn tuần sau khi xác nhận trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên

Nhà thờ Hồi giáo trung tâm ở Lagos, Nigeria gần như vắng vẻ sau khi chính phủ cấm tất cả các hoạt động tôn giáo trong bốn tuần sau khi xác nhận trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên

Hắc Thạch, đá thiêng tại thánh địa Hồi giáo Mecca, thường đông nghẹt khách hành hương vào thời điểm này trong năm

Hắc Thạch, đá thiêng tại thánh địa Hồi giáo Mecca, thường đông nghẹt khách hành hương vào thời điểm này trong năm

Tại Pakistan, một số giáo sĩ Hồi giáo có sức ảnh hưởng đã buộc chính phủ mở cửa các nhà thờ trong suốt tháng Ramadan, như mullah Abdul Aziz của Nhà thờ Hồi giáo Đỏ ở thủ đô Islamabad, đã ra lệnh cho các tín đồ cùng nhau cầu nguyện vai kề vai. Tuy nhiên, những giáo sĩ ở Ả Rập đã kêu gọi mọi người cầu nguyện ở nhà. Zaheer Abbas, một người Hồi giáo, cho biết, "Tôi nghe theo lời kêu gọi trên TV. Cầu nguyện là cầu nguyện thôi. Chúa đâu phải chỉ có mặt trong nhà thờ."

Hà Lê - Nguồn: AP
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES