Những điều cần biết khi chinh phục Everest Base Camp

03/11/2022

Đỉnh Everest là ước mơ của của không biết bao nhiêu người nhưng để ngắm đỉnh núi cao nhất thế giới mà không nguy hiểm đến tính mạng, có thể thực hiện chuyến thám hiểm trekking Everest Base Camp. Đây là một trong những cung trekking đẹp kinh điển theo dấu chân các nhà thám hiểm.

Thanh Hằng vừa có chuyến chinh phục Everest Base Camp 15 ngày vào tháng 10 vừa rồi. Cung đường trekking Everest Base Camp của Nepal là một hành trình kinh điển và là điểm đến mơ ước của rất nhiều người, nhưng hành trình để chinh phục chưa bao giờ là dễ dàng. Từ sạt lở, thời tiết, độ cao đến địa hình hiểm trở… tất cả đều có thể đe dọa đến tính mạng của những nhà leo núi bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, có lẽ đây lại chính là động lực khiến nhiều người quyết tâm chạm đến đỉnh cao này.

Thanh Hằng vừa có chuyến chinh phục Everest Base Camp 15 ngày vào tháng 10

Thanh Hằng vừa có chuyến chinh phục Everest Base Camp 15 ngày vào tháng 10

Everest Base Camp chính là trại căn cứ, điểm đầu tiên trong hành trình chinh phục đỉnh Everest với độ cao 5.364 m. Đây được xem là cung đường đi khá phổ biến khi đi leo núi ở Nepal.

Nếu lấy độ cao làm cột mốc thì chuyến hành trình của Thanh Hằng xuất phát từ độ cao ngang mực nước biển, tiếp đến là Lukla (2.860 m), Namche Bazar (3.440 m), Tengboche (3.860 m), Dingboche (4.410 m), Lobuche (4.940 m) và cuối cùng là Everest Base Camp (5.364 m).

Thanh Hằng quyết định đi chuyến này một cách rất tình cờ và có ít thời gian để chuẩn bị trước. Những gì cô có thể chuẩn bị trong khoảng thời gian ít ỏi là rèn luyện thể lực ở mức tối đa và tuân thủ dùng thuốc say độ cao đúng liều lượng, nhưng khi bước vào hành trình thì mới phát sinh nhiều vấn đề.

Everest Base Camp chính là trại căn cứ, điểm đầu tiên trong hành trình chinh phục đỉnh Everest

Everest Base Camp chính là trại căn cứ, điểm đầu tiên trong hành trình chinh phục đỉnh Everest

“Vì càng đi sẽ càng lên cao, nhiệt độ thay đổi có khi đột ngột nên mình đã phát sốt trong những ngày đầu tiên bắt đầu hành trình. Mình bị viêm họng và sốt nhưng rất may ngày đầu tiên trong chuyến đi là ngày khá dễ dàng. Trong đoàn có những người có kinh nghiệm, trang bị những loại thuốc cơ bản nên rất nhanh chóng mình khỏi bệnh hoàn toàn khi bước sang ngày thứ 2”, Thanh Hằng cho biết.

Càng lên cao, nhiệt độ càng hạ thấp và không khí rất khô nên việc vệ sinh cá nhân, hô hấp cực kì khó khăn. Cho đến khi về lại Việt Nam, cô và một số người trong đoàn vẫn còn ho khan và thậm chí chảy máu cam do sốc nhiệt.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với Thanh Hằng trong chuyến đi này có lẽ là sự chăm sóc, đùm bọc của các thành viên với nhau. Đoàn tuy đều là những người lần đầu gặp nhưng chăm sóc nhau rất tốt để tất cả cùng hoàn thành chuyến chinh phục của mình.

Món súp tỏi được chế biến khác nhau tuỳ người nấu. Có thể nấu với sữa, ăn kèm với bánh mì hoặc chỉ đơn giản là nấu tỏi cùng nước.

Món súp tỏi được chế biến khác nhau tuỳ người nấu. Có thể nấu với sữa, ăn kèm với bánh mì hoặc chỉ đơn giản là nấu tỏi cùng nước.

Trong quá trình trekking, việc ăn uống được Thanh Hằng chia sẻ: “Mình đã nghĩ bản thân là một người dễ ăn cho đến khi bước vào hành trình. Vì Nepal là một đất nước có đến 9 tôn giáo nên việc kiêng cữ một số thực phẩm như thịt heo, thịt bò rất sát sao, cộng với việc những vùng đất trên cao chăn nuôi và vận chuyển khó khăn nên các bữa ăn chỉ quanh quẩn với vài món thịt gà và các loại soup rau củ. Bản thân mình rất thích soup tỏi. Đây dường như là món ăn dành cho du khách vì nó giúp giải cảm, hồi sức rất tốt, vị cũng rất lạ nhưng tất nhiên là chỉ dành cho những ai ăn được tỏi. Những ngày cuối cùng mình và mọi người trong đoàn phải nhờ cứu cánh từ những gói mì tôm mang từ Việt Nam qua vì không thể ăn nổi đồ địa phương nữa”.

Càng lên cao nhiệt độ càng giảm

Càng lên cao nhiệt độ càng giảm

Còn việc giữ ấm dường như không tắm rửa vì quá lạnh (dù cho ở nhà nghỉ có dịch vụ tắm nước nóng). Cứ lên càng cao sẽ phải mặc thêm một lớp đồ giữ nhiệt, cho đến khi hành trình kết thúc và quay về thủ đô Kathmandu mới được đi tắm.

Theo Thanh Hằng, tất cả những điều kể trên chỉ là chuyện nhỏ, điều ám ảnh nhất đó chính là say độ cao. Tất cả mọi người đều phải uống thuốc chống say độ cao (thuốc điều áp) trước ngày đặt chân sang Nepal và duy trì mỗi ngày 2 viên cho đến khi chạm được vào cột mốc Everest Base Camp, sau đó giảm độ cao dần. Có rất nhiều người vì quá chủ quan nên xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Vì say độ cao nếu chuyển biến nặng sẽ dẫn đến phù phổi, phù não và dẫn đến tử vong.

Phải vượt qua những con đường hiểm trở, đồi dốc quanh co của thung lũng núi cao, thì việc sử dụng thuốc chống say độ cao mới có hiệu quả đến nhường nào và đó là thuốc Acetazolamide. Thực tế, từ độ cao 4.000 m trở lên đối với người bình thường sẽ rất dễ gặp phải những triệu chứng say độ cao nên việc sử dụng thuốc hầu như là điều bắt buộc. Cung đường Everest Base Camp là cung đường trekking nên cơ thể cũng cần có thời gian thích nghi nhưng dù sao phòng bị vẫn là tốt nhất.

Thanh Hằng cùng các thành viên trong đoàn nghỉ ngơi trong quá trình trekking

Thanh Hằng cùng các thành viên trong đoàn nghỉ ngơi trong quá trình trekking

Để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc uống thuốc chống say độ cao, Thanh Hằng đưa ví dụ đã có trường hợp du khách không qua khỏi khi đến Ladakh. Ladakh được mệnh danh là "tiểu Tây Tạng trên đất Ấn" bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của nó. Địa điểm này gần đây thu hút rất nhiều khách du lịch Việt Nam lẫn ngoại quốc vì hành trình dễ đi, chỉ di chuyển chủ yếu bằng máy bay và xe.

Mặc dù Ladakh có địa thế thấp hơn Everest Base Camp nhưng vì quá trình di chuyển bằng máy bay và xe quá nhanh, cơ thể không có thời gian thích nghi, cộng với việc không uống thuốc điều áp nên mới dẫn đến trường hợp thương tâm. Nên không bao giờ được chủ quan trong việc dùng thuốc chống say độ cao.

Thanh Hằng cho biết thêm, những du khách khi trekking Everest Base Camp vào mùa leo núi cuối năm rất dễ bị sốc nhiệt độ. Thời điểm cô thực hiện chuyến đi, thời tiết buổi tối rơi vào khoảng -22 độ C, đây sẽ là một trong những khó khăn đối với những người sợ lạnh.

Sau chuyến đi 15 ngày chinh phục Everest Base Camp, Thanh Hằng vẫn còn dư âm tồn đọng sau khi về nhà như: thở khó, dễ bị sốt và cảm, đau họng triền miên, đau đầu, tay chân dễ bị tê và thậm chí vẫn còn bị sốc nhiệt, chảy máu mũi.

Cho đến khi về lại Việt Nam, cô và một số người trong đoàn vẫn còn ho khan và thậm chí chảy máu cam do sốc nhiệt

Cho đến khi về lại Việt Nam, cô và một số người trong đoàn vẫn còn ho khan và thậm chí chảy máu cam do sốc nhiệt

"Everest Base Camp là một cung trekking tuyệt vời và đó dường như là một cột mốc chinh phục đáng trải nghiệm đối với những ai yêu thích du lịch mạo hiểm. Đây không phải là hành trình chinh phục đỉnh Everest khó khăn, và cũng là một cung đường thương mại nên có rất nhiều cơ hội cho ai muốn trải nghiệm. Điều các bạn cần chuẩn bị đó là tìm hiểu thật kỹ về nơi sẽ đến và hiểu rõ cơ thể của mình để có một chuyến đi an toàn", Thanh Hằng nói.

Phương Thảo
RELATED ARTICLES