Phở “treo” Bảo Khánh: Khi lòng nhân ái hòa quyện cùng hương vị truyền thống

02/10/2024

Ẩm thực Hà Nội là một bức tranh phong phú, với nhiều món ăn nổi tiếng như bún chả, bánh cuốn và đặc biệt là phở. Nằm trên con phố Bảo Khánh tấp nập gần Hồ Gươm, quán phở "treo" của vợ chồng chị Lệ và anh Hoàng mang đến một mô hình quán ăn độc đáo và giàu tính nhân văn. Không chỉ là nơi thưởng thức một bữa ăn ngon, quán còn là minh chứng cho lòng nhân ái và sẻ chia, mang đến bữa ăn ấm lòng dành cho những người khó khăn.

Phở “treo” và sự gắn kết cộng đồng

Phở "treo" là một sáng kiến mang thông điệp từ thiện bắt đầu thực hiện từ tháng 7 năm 2024 tại một quán phở trên phố cổ Bảo Khánh, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Mô hình này được khởi xướng bởi chị Nguyễn Thị Cát Lệ – một người phụ nữ Hà Thành có trái tim nhân ái. Theo chị Lệ, ý tưởng phở "treo" được xuất phát từ mô hình "cà phê treo" và "táo treo" tại Ý, nơi khách hàng có thể trả tiền trước những phần đồ uống, đồ ăn và để lại cho những người khó khăn đến nhận sau.

Phở

Phở "treo" là một sáng kiến mang thông điệp từ thiện bắt đầu thực hiện từ tháng 7 năm 2024 tại một quán phở trên phố cổ Bảo Khánh

Phở

Phở "treo" không chỉ là một phần ăn miễn phí, mà còn mang theo tình yêu thương, sự sẻ chia từ những người có điều kiện hơn

Ở mô hình phở “treo” này, sau khi khách hàng thưởng thức bát phở của mình, họ có thể trả tiền thêm cho một suất phở khác để những người kém may mắn hơn cũng được thưởng thức một bữa ăn trọn vẹn. Phở "treo" không chỉ là một phần ăn miễn phí, mà còn mang theo tình yêu thương, sự sẻ chia từ những người có điều kiện hơn. Những vị khách này thường đóng góp thầm lặng, bởi họ quan niệm rằng mỗi hành động nhỏ đều sẽ mang đến ý nghĩa cho người khác. Đây là điều họ muốn làm từ trong tâm thức, không phải sự cố tình phô trương.

Hàng ngày, quán của chị Lệ mở cửa phục vụ cho đông đảo những vị khách vừa là những khách hàng quen thuộc, vừa là khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, quán còn chào đón nhiều vị khách đặc biệt – những người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động nghèo, người già và người khuyết tật. Theo như chia sẻ của anh Hoàng, những vị khách này thường đến quán vào buổi trưa hoặc buổi tối và được chủ quán cùng nhân viên nhiệt tình giúp đỡ, tặng họ những bát phở “treo” miễn phí.

Bài liên quan
Công đoạn làm phở được nhân viên quán thực hiện một cách nhanh gọn và tỉ mỉ

Công đoạn làm phở được nhân viên quán thực hiện một cách nhanh gọn và tỉ mỉ

Lúc đầu, nhiều người tỏ ra lạ lẫm, dè dặt vì không hiểu ý nghĩa của phở “treo”. Vì vậy, vợ chồng chị Lệ và nhân viên quán đã rất kỹ lưỡng trong việc giải thích cho những vị khách về mô hình này, đồng thời cũng rất nhiệt tình chủ động mời họ thưởng thức những bát phở ngon “không đồng”. Sự đón tiếp thân thiện, cởi mở của quán đã mang lại sự thoải mái, ấm lòng cho những vị khách có hoàn cảnh đặc biệt.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Dù là phở miễn phí, nhưng chất lượng món ăn vẫn được đảm bảo giống hệt với phở mà họ bán ra cho các khách hàng

Dù là phở miễn phí, nhưng chất lượng món ăn vẫn được đảm bảo giống hệt với phở mà họ bán ra cho các khách hàng

Sự tinh tế và tỉ mỉ trong từng bát phở

Sự tinh tế và tỉ mỉ trong từng bát phở

Vợ chồng chị Lệ và nhân viên quán rất tỉ mỉ và chu đáo trong việc chuẩn bị mỗi suất phở “treo”. Dù là phở miễn phí, nhưng chất lượng món ăn vẫn được đảm bảo giống hệt với phở mà họ bán ra cho các khách hàng. Điều đặc biệt là những chiếc bát lớn hơn cho phở “treo” để đảm bảo phần ăn nhiều hơn, với nhiều bánh phở và thịt bò hơn. Chủ ý này nhằm đảm bảo rằng những người có hoàn cảnh khó khăn không chỉ được ăn một bát phở ngon, mà còn đủ no để tiếp tục mưu sinh.

Mỗi người nhận phở “treo” đều được phục vụ với sự tôn trọng và chăm sóc như bất kỳ khách hàng nào khác. Anh chị hiểu rằng, những người này thường mang trong mình sự mặc cảm và e ngại, vì vậy hai người luôn cố gắng để họ cảm thấy được chào đón và tôn trọng.

Empty
Thực khách có mặt từ sớm để thưởng thức phở “treo”

Thực khách có mặt từ sớm để thưởng thức phở “treo”

Tình người ấm áp giữa phố xá náo nhiệt

Phở “treo” không chỉ là một sáng kiến nhỏ lẻ mà đã nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng. Nhiều người dân và du khách nước ngoài khi biết về câu chuyện này đã đến tham gia đóng góp, ủng hộ thêm những suất phở để “treo” lại cho người khác. Mô hình này đã trở thành một điểm nhấn đặc biệt, khiến nhiều du khách quốc tế tò mò và yêu mến.

Họ trân trọng từng suất ăn quý giá đến từ tấm lòng sẻ chia, nhân ái của quán phở “treo”

Họ trân trọng từng suất ăn quý giá đến từ tấm lòng sẻ chia, nhân ái của quán phở “treo”

Bà Minh thưởng thức tại quán phở treo

Bà Minh thưởng thức tại quán phở treo

Theo chia sẻ của bà Minh (76 tuổi, Hà Nội) về quán phở “treo”: “Bà đã là khách quen ở quán từ lâu lắm rồi. Hình thức phở 'treo' này được mọi người hưởng ứng rất nhiệt tình, vì vậy bà cũng hy vọng sẽ ngày càng có nhiều quán làm theo để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn".

Không chỉ dừng lại ở phở, vợ chồng chị Lệ còn hy vọng rằng trong tương lai, sẽ có thêm nhiều quán ăn khác trên khắp Hà Nội áp dụng mô hình tương tự. Các quán cơm, bánh mì, bún chả cũng có thể có những phần “treo” để giúp đỡ nhiều người khó khăn hơn. Mô hình phở “treo” không chỉ mang lại bữa ăn cho những người khó khăn mà còn là cách để mọi người trong cộng đồng thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái” của người Việt Nam.

“Rất nhiều người mong muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại lo lắng không biết dùng hình thức nào, đặt niềm tin vào ai. Mô hình này được tạo ra để mọi người cùng chung tay góp sức, là địa chỉ đáng tin cậy để ai cũng có thể phát tâm vào”, anh Hoàng, chủ quán phở “treo” chia sẻ.

Bên cạnh hoạt động phở “treo”, gia đình chị Lệ còn thực hiện nhiều hoạt động từ thiện khác. Anh Hoàng tâm sự, trong khoảng thời gian vợ anh phải nằm viện suốt hơn một năm, hai anh chị đã chứng kiến và vô cùng đồng cảm với những mảnh đời còn gặp nhiều vất vả, khó khăn. Vì vậy, hơn 13 năm qua, họ đã đều đặn phát cháo và cơm miễn phí cho những bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện K và Bệnh viện E.

Tình người ấm áp giữa phố xá náo nhiệt

Tình người ấm áp giữa phố xá náo nhiệt

Giữa nhịp sống hối hả và tấp nập của Hà Nội, những nghĩa cử cao đẹp như phở “treo” của vợ chồng chị Nguyễn Thị Cát Lệ khiến con người ta cảm thấy ấm lòng. Trong một xã hội mà nhiều người sống khép kín, ít khi giao tiếp với nhau, những hành động nhân ái, dù nhỏ bé, cũng có thể tạo ra tác động to lớn. Anh chị mong rằng, hành động nhỏ này sẽ lan tỏa ý nghĩa lớn và có thêm nhiều người cùng chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Sự tử tế lan tỏa không chỉ nằm ở bát phở mà còn thông qua những câu chuyện, những nụ cười và cả lòng biết ơn của những người được giúp đỡ. Điều này khiến phở “treo” trở thành một nét đẹp văn hóa của Hà Nội – nơi không chỉ có phở ngon mà còn có tình người đong đầy và gắn kết cộng đồng.

Bài và ảnh: Thu Hiền, Nhật Anh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES