Sự già hóa dân số tại Châu Á thúc đẩy đầu tư bất động sản

24/03/2016

Với việc Châu Á chiếm một nửa trong top 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số cao nhất trong năm năm tới, các quỹ bảo hiểm và hưu trí trong khu vực này sẽ được thiết lập để đầu tư đến 300 tỉ đô la Mỹ trong thị trường bất động sản toàn cầu trước năm 2020 vì được đánh giá là khả năng của họ có thể đáp ứng những nhiệm vụ trong tương lai.

Theo số liệu được vừa được công bố của Liên Hiệp Quốc; Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong là những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới; Thái Lan xếp thứ sáu và Trung Quốc xếp thứ 10. Khả năng của một nền dân số mà có số dân trong độ tuổi lao động bị thu hẹp khiến chính phủ của các quốc gia này phải tiến hành cải cách chế độ hưu trí và khuyến khích tiết kiệm cá nhân.

 

 

“Vì số dân trong độ tuổi lao động sẽ thu hẹp trong những năm sắp tới, đầu tư tiết kiệm toàn cầu sẽ tăng lên” theo David Green-Morgan, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường Tài chính Toàn cầu của JLL và tác giả của báo cáo mới về mối tương quan giữa nhân khẩu học và đầu tư bất động sản. “Vấn đề này đặc biệt dễ nhận thấy tại Trung Quốc, nơi mà sư giảm hụt về lực lượng lao động phản chiếu tình hình tại các nước Tây Âu, Hoa Kì, Canada, Nhật Bản và Úc.”

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

"Trong hầu hết các nước ở khu vực châu Á (ngoại trừ nước Úc) tài sản hưu trí theo tỷ lệ phần trăm của GDP vẫn dưới mức trung bình toàn cầu," ông nói. "Sắp tới, chúng ta sẽ thấy sự phân bổ của các quỹ hưu trí vào bất động sản gia tăng như một kết quả của sự già hóa dân số, cải cách lương hưu và phát triển thị trường vốn."

Thị trường đầu tư bất động sản đã chứng kiến một số xu hướng mới trong 10 năm qua khi lĩnh vực này trở thành toàn cầu hóa thật sự, được hỗ trợ bởi các tài sản có nguồn thu nhập ổn định, và sự thu hút của các danh mục đầu tư đa dạng, rủi ro thấp hơn và một hàng rào chống lại lạm phát. Định nghĩa về đầu tư bất động sản chính thống đã mở rộng đáng kể và hiện nay bao gồm cả y tế, chăm sóc người già, nhà ở cho sinh viên, bất động sản nhà ở, nợ xấu bất động sản tư và công, và đã thiết lập khu nhà tập thể bên ngoài đất nước Hoa Kỳ.

Một phần lý do cho việc mở rộng này trong các lĩnh vực đầu tư, nơi mà đã đẩy khối lượng gần với mức đỉnh điểm trước đây, đã giúp giải phóng các nguồn vốn mới từ khắp nơi trên thế giới.

Người mua châu Á, đặc biệt là các quỹ đầu tư quốc gia, các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm, đã có một tác động chính thúc đẩy tăng giá trị bất động sản tại Hoa Kỳ và châu Âu. Năm ngoái, nguồn vốn bất động sản lớn nhất là từ Trung Đông và châu Á Thái Bình Dương. Qatar và UAE chi phối nguồn vốn của Trung Đông, trong khi đó tại châu Á thì nguồn vốn chủ yếu đến từ Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc. Một trong số những bên mua tích cực nhất trong những năm gần đây là tập đoàn bảo hiểm của Trung Quốc, bao gồm cả China Life, PingAn và Bảo hiểm Anbang. Chiến lược toàn cầu của họ được hỗ trợ bởi việc thay đổi các quy định trong nước vào tháng 2 năm 2014, cho phép các công ty bảo hiểm Trung Quốc gia tăng phân bổ tối đa nguồn vốn cho bất động sản (cả trong nước và nước ngoài) từ 20 đến 30 phần trăm trên tổng tài sản.

Trong số các nền kinh tế mới nổi châu Á đang thực hiện những thay đổi trong hệ thống lương hưu là Việt Nam và Indonesia, trong khi các ngân hàng Singaporean DBS và Manulife vừa công bố một thỏa thuận trong vòng 15 năm là sẽ đưa ra thị trường các sản phẩm bảo hiểm cho tầng lớp trung lưu của những quốc gia có dân số già hóa nhanh tại châu Á.

"Sự thay đổi về nhân khẩu học của châu Á đồng nghĩa là có nhiều người đang lên kế hoạch cho việc nghỉ hưu hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, và ngày càng nhiều nguồn vốn đang được triển khai vào các quỹ hưu trí tư nhân đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi của châu Á, nơi vẫn được xem là một hiện tượng mới " Green-Morgan nói.

Việc tái cơ cấu của Quỹ Đầu tư hưu trí Chính phủ Nhật Bản (GPIF) trị giá 1,1 nghìn tỷ đô la Mỹ là quỹ tiết kiệm hưu trí lớn nhất thế giới, trong đó nắm giữ chủ yếu là trái phiếu chính phủ Nhật Bản có hiệu suất sinh lời thấp, cũng dự kiến sẽ tăng phân bổ đầu tư cho bất động sản. GPIF đã công bố một chiến lược đầu tư mới trong số những thay đổi khác, là sẽ phân bổ thêm 5% cho các hình thức đầu tư thay thế bao gồm cả bất động sản. Quỹ đầu tư tư và công của Nhật Bản dường như đếu đi theo tiêu chí của GPIF trong việc cân đối danh mục đầu tư, đồng thời sẽ thúc đẩy nhu cầu bất động sản.

 

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES