Thay vì tuyết rơi, đảo băng Greenland xuất hiện mưa lớn

16/09/2021

Thay vì có tuyết rơi như mọi lần, đảo băng Greenland lại xuất hiện một trận mưa lớn. Các nhà khoa học khí hậu tin rằng nếu Greenland tiếp tục tan chảy nhanh chóng, hàng chục triệu người trên thế giới có thể phải đối mặt với lũ lụt hàng năm và phải di dời vào năm 2030.

Tháng trước, cơn mưa lớn lần đầu tiên trong lịch sử đã xảy ra trên đảo băng Greenland với lượng nước trút xuống ghi nhận là khoảng 7 tỷ tấn. Điều này đã báo trước một tương lai sẽ làm thay đổi mực nước biển trên khắp thế giới và có khả năng sẽ nhấn chìm rất nhiều thành phố.

Trận mưa trút xuống là do không khí ẩm và ấm duy trì trong vài ngày, lan đến từ phía tây nam của Greenland. Vào sáng ngày 14/8, nhiệt độ tại đỉnh tảng băng ở Greenland cao 3,216 m đã vượt qua điểm đóng băng, đạt mức cao nhất là 0,48 ℃. Điều này đặc biệt gây sốc vì nhiệt độ trên mức đóng băng xảy ra vào cuối mùa hè của Greenland. Vào thời điểm này trong năm, việc thiếu tuyết sẽ làm các khu vực băng lộ ra lớp băng trần, dẫn đến lượng nước mưa chảy tràn nhiều hơn và nước sẽ hòa vào các đại dương.

Theo Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Hoa Kỳ (NSIDC), trận mưa xảy ra liên tiếp trong hai ngày đã làm diện tích băng tan chảy đạt xấp xỉ 872.000 km2.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
5655

Hai năm trước, một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu đã viết trên tạp chí khoa học Nature với kết luận rằng nếu như Greenland tiếp tục tan chảy, bất kể là trường hợp xấu nào xảy ra đi chăng nữa, hàng chục triệu người vẫn có thể gặp nguy hiểm vì lũ lụt hàng năm và phải di dời vào năm 2030 - chưa đầy chín năm kể từ bây giờ.

Đồng thời, vào cuối thế kỷ này, khi Nam Cực - nơi chứa lượng băng nhiều hơn Greenland, bước vào giai đoạn tan chảy thảm khốc, số người gặp phải lũ lụt hàng năm trên thế giới có thể lên tới gần nửa tỷ người.

images2360720_1

Từ năm 1992 đến năm 2017, lượng băng ở Greenland và Nam Cực đã mất tổng cộng 6,4 nghìn tỷ tấn. Băng tan ở Greenland là kết quả của vấn đề nóng lên toàn cầu, gây ra hiện tượng tan chảy bề mặt. Ở Nam Cực, phần lớn băng mất đi là do nước đại dương làm tan chảy các sông băng, cứ thế nước tràn từ đất liền ra biển. Tốc độ tan băng ở cả Greenland và Nam Cực đang ngày càng nhanh, hiện đã tăng gấp sáu lần kể từ những năm 1990.

Ngoài Nam Cực, tảng băng ở Greenland chứa lượng băng gấp bốn lần so với tổng của tất cả các sông băng và cánh đồng băng khác trên Trái Đất. Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới với diện tích 2,16 triệu km2, gấp 36.000 lần Manhattan, có tới 80% diện tích được bao phủ bởi băng, nhiều nơi dày đến hàng 3.000 m. 20% diện tích còn lại của đảo Greenland có kích thước tương đương với đất nước Thụy Điển. Với dân số hơn 56.000 người, đây là một trong những nơi có dân cư thưa thớt nhất trên thế giới.

Khánh Hà - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES