Theo chân "nhà giả kim" xuyên Morocco đến Ai Cập

21/05/2020

4 chuyến bay qua 3 lục địa, thêm hàng giờ rong ruổi qua núi và sa mạc, rồi cưỡi lạc đà xuyên qua những cồn cát Sahara, nhưng mọi khoảnh khắc đều vô cùng đáng giá. Bởi vì "cuộc đời rất hào phóng với người nào chịu theo đuổi vận mệnh của mình".

Hành trình truy tìm kho báu

Nhà giả kim là câu chuyện kể về hành trình theo đuổi ước mơ và vận mệnh của cậu chăn cừu Santiago. Cậu thường đưa đàn cừu đi khắp vùng quê Andalusia, kết bạn khắp nơi và có nhiều trải nghiệm thú vị. Một đêm nọ, Santiago dừng chân ở một nhà thờ cổ hoang phế có cây dâu lớn, trong giấc mơ hôm ấy, cậu thấy mình được dẫn đến kim tự tháp Ai Cập. Giấc mơ liên tục lặp lại khiến Santiago đến tìm gặp một bà thầy bói để nhờ bà hóa giải giấc mơ, và nhận được lời khuyên "hãy đến kim tự tháp Ai Cập...". Lời giải mộng không làm Santiago hài lòng. Nhưng rồi cuộc gặp gỡ với ông lão lạ kỳ Melchizedek, tự xưng là vua xứ Salem, đã khiến cho cậu tin tưởng hơn vào giấc mơ của mình. Từ đây cuộc hành trình đến Ai Cập để truy tìm kho báu của Santiago chính thức bắt đầu.

Hành trình này đưa cậu từ vùng quê Andalusia, đến vùng cực nam của Tây Ban Nha ở thành phố Tarifa, qua eo biển Gibraltar đến Morocco và xuyên sa mạc Sahara đến ốc đảo Faiyum. Kim tự tháp Ai Cập là điểm đến cuối cùng.

Đàn cừu gặm cỏ bên lâu đài Almodóvar del Río ở tỉnh Córdoba, xứ Andalusia

Đàn cừu gặm cỏ bên lâu đài Almodóvar del Río ở tỉnh Córdoba, xứ Andalusia

Độc giả chỉ được biết rằng Santiago đến từ một thị trấn có tòa lâu đài nằm trên đỉnh đồi và cha cậu đã muốn cậu trở thành linh mục của nhà thờ Thánh Santiago trong vùng. Với hơn 200 lâu đài ở Andalusia, rất khó để xác định chính xác vị trí bắt đầu cuộc hành trình của Santiago. Ở Andalusia với lịch sử vàng son, vẻ đẹp cổ kính và phong cảnh ngoạn mục, thì nơi nào cũng có thể là một điểm khởi đầu tuyệt vời...

Thành phố gió Tarifa

Đối với nhiều người, Andalusia là trái tim của Tây Ban Nha với đường bờ biển xanh biếc đầy quyến rũ, những công trình kiến trúc cổ kính mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử của người Moor, vũ điệu flamenco bốc lửa và những trận đấu bò tót và cả món tapas tuyệt hảo.

Thị trấn Tarifa

Thị trấn Tarifa

Tarifa, thị trấn cực nam của Tây Ban Nha, còn được gọi là thủ đô gió của châu Âu, là một thế giới tách biệt với phần còn lại của Andalusia. Cổng chính của thị trấn cổ, nơi Santiago gặp vua xứ Salem, hiện nay nằm ở quảng trường Puerta de Jerez, gắn liền với tường thành thời Trung cổ được xây dựng để bảo vệ thành phố khỏi những kẻ xâm lăng. Với bầu không khí mang đậm dấu ấn của văn hóa và lịch sử, cùng vô số nhà hàng nhỏ xinh, ấm cúng bên cạnh những bãi biển cát trắng dài vô tận, thị trấn tuyệt đẹp này đã thu hút không ít du khách từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm hàng năm.

Cổng Jerez, nơi Santiago gặp vua xứ Salem

Cổng Jerez, nơi Santiago gặp vua xứ Salem

Lâu đài Tarifa, một pháo đài 1058 năm tuổi

Lâu đài Tarifa, một pháo đài 1058 năm tuổi

Tarifa và những bãi biển lộng gió ở Los Lances nằm ngay eo biển Gibraltar nơi Đại Tây Dương và Địa Trung Hải gặp nhau, nhìn ra thành phố Tangier của Morocco ở phía xa. Nhờ vào vị trí đặc biệt này, thị trấn được thiên nhiên ưu đãi với gió mạnh và sóng lớn. Chẳng ai mang theo đồ tắm khi đến những bãi biển ở Tarifa, vì đây là nơi dành cho du khách thử sức các môn thể thao dưới nước, đặc biệt là lướt ván diều và lướt ván buồm.

Empty

Biển trong, núi biếc, nắng vàng, những khu phố cổ nhỏ hẹp, những ngôi nhà màu trắng giản đơn với khung cửa sổ sơn xanh, bình yên và lãng mạn, tất cả được gói lại trong một thị trấn Tarifa lộng gió. Rời xa Tarifa sao mà khó quá! Vậy mới hiểu vì sao Santiago cứ chần chừ không lên đường đi Ai Cập...

Empty
Empty

Từ Costa de la Luz (bờ biển của ánh sáng) ở Tarifa, tôi lên một chuyến phà đến Tangier, chỉ cách đó hơn 30 km. Mỗi ngày có 8 chuyến phà chạy đi chạy về như vậy. Một chuyến phà kéo dài 35 phút, nhưng với sự thay đổi múi giờ giữa Tarifa và Tangier, nên thành ra lúc tôi đến nơi cũng là lúc tôi khởi hành.

Tangier, cửa ngõ huyền thoại của Bắc Phi

Khi Santiago đến Tangier, cậu đã học được một bài học nhớ đời, mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị với các du khách, đó là hãy luôn cảnh giác với những tên trộm, đặc biệt là khi đi du lịch một mình. Đây là điều cần nhớ đi du lịch ở bất kỳ đâu, đặc biệt là Tangier, dù trong vài năm qua, thành phố này đã cố gắng trở thành điểm đến an toàn hơn với du khách.

Empty

Ấn tượng đầu tiên của tôi về Tangier là sự sống động, náo nhiệt trên đường phố và những bãi biển đẹp hút hồn chỉ cách trung tâm ít phút di chuyển bằng taxi... Bên bãi biển là những khu chợ souk truyền thống Bắc Phi, nơi thường lui tới của du khách thập phương với vô vàn các loại sản vật địa phương độc đáo được bày bán, với giá cả dành cho du khách luôn đắt hơn 3-5 lần so với dân bản địa. Trên đồi là những dãy nhà màu trắng, hướng ra biển, tạo nên một khung cảnh lãng mạn và nên thơ. Văn hóa và lịch sử của Tanger rất phong phú do sự pha trộn của nhiều nền văn minh lớn như Bắc Phi, Tây Ban Nha và Pháp, tạo cho thành phố vẻ đẹp bí ẩn kỳ lạ và hiếm có. Khu vịnh này nhiều đời nay vẫn là một thành phố thịnh vượng của Morocco nhờ nằm trên giao lộ nơi Bắc Phi gặp châu Âu, nơi mà Địa Trung Hải gặp Đại Tây Dương, nơi văn minh phương Tây hòa trộn với đời sống Hồi giáo thâm trầm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty
AwayLands-Morocco-SaharaTrek-018

Năm 1923, Tangier được gọi là thành phố quốc tế theo một hiệp ước giữa 9 nước có quyền lợi ở Morocco gồm Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ và Bồ Đào Nha. “Thành phố quốc tế” này vào những thập niên 50 của thế kỷ trước từng là nơi thu hút và tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà văn và các nghệ sĩ quốc tế, họ đã góp phần khiến Tangier trở thành một trong những thành phố du lịch ấn tượng nhất châu Phi.

Empty
Empty

Một trong những quán cà phê nổi tiếng nhất Tangier là Café Hafa, nằm trên đỉnh vách đá nhìn ra vịnh Tangier. Nhìn những bức ảnh chụp những vị khách của quán như Paul Bowles, William S. Burroughs, The Beatles và The Rolling Stones, tôi nhận thấy nội thất của quán không thay đổi từ khi mở cửa vào năm 1921, vẫn giữ nguyên vẻ đẹp độc đáo, vừa phóng khoáng kiểu châu Âu lại vừa nồng hậu kiểu Bắc Phi. Món đặc sản của Café Hafa là trà bạc hà Maghrebi và một loại bia đặc biệt của Tangier. Trà bạc hà Maghrebi, đồ uống truyền thống của người Morocco, là trà xanh pha với lá bạc hà và đường, có thể uống lạnh như trà đá, vì ở đây nóng quanh năm.

Empty
Empty
Café Hafa

Café Hafa

Là sự pha trộn giữa văn hóa Đông và Tây, cổ xưa và hiện đại, thành phố không thiếu những điểm đến thú vị, từ Dar el Makhzen, cung điện của các Sultan xưa, đến các Bảo tàng Nghệ thuật, Bảo tàng Khảo cổ và Bảo tàng Kasbah, một nhà thờ hồi giáo với kiến trúc độc đáo, hay nhà thờ Thánh Andrew... Nhà hát Gran Teatro Cervantes được xây dựng từ năm 1913 với phong cách Art Deco nổi bật, dù hiện nay đã cũ nát ngoài mặt tiền nhưng trước kia lại là nhà hát danh giá nhất khu vực Bắc Phi.

Bên cạnh di tích văn hóa và lịch sử đầy bí ẩn, những khu phố hiện đại ở Tangier cũng rất độc đáo với những cửa vòm được chạm trổ tinh xảo, hay những chi tiết trang trí đầy màu sắc ấm áp, như màu nâu đất, màu olive, màu bạc, màu hổ phách, và đặc biệt là màu ngọc lam nổi bật.

Empty
Empty
wk11-OCT-postcard-morocco-zocco

Khu chợ lớn nhất Tangier là chợ Petit Socco, cổng chợ nối liền với đường ra phố biển. Đây cũng là cánh cổng nối liền một Tangier văn minh, hiện đại với một Tangier huyền thoại, cổ kính. Chẳng nơi đâu thích hợp hơn chợ Petit Socco để bạn có thể hòa mình vào cuộc sống của người dân Tangier, với sự bùng nổ của màu sắc, âm thanh, nhiệt độ, có chút gì đó gợi nhớ đến những phiên chợ Ba Tư thuở xưa...

Empty
Empty
Madfouna, món pizza kiểu Morocco

Madfouna, món pizza kiểu Morocco

Nhưng hậu quả của việc dân tứ xứ tìm đến đây đã đẩy Tangier rơi vào tình trạng hỗn loạn, xô bồ, kéo dài đến tận bây giờ. Hàng hóa đắt đỏ hơn những nơi khác, thành phố vào ban đêm không đảm bảo an ninh, bãi biển với cảnh chèo kéo du khách nhan nhản khắp nơi… Lại một lần nữa, bài học của Santiago được nhắc lại: cần đặc biệt cảnh giác với nạn lừa đảo và trộm cắp ở Tangier.

Chợ đêm Tangier

Chợ đêm Tangier

Nhưng cũng có những việc mà tôi không thể học theo "nhà giả kim" được. Santiago đã theo một đoàn lữ hành cưỡi lạc đà từ Morocco đến Ai Cập. Bởi vì không thể đi đường bộ xuyên qua Libya vào thời điểm này, tôi đã phải bay đến Cairo.

Từ ốc đảo Faiyum đến những kim tự tháp cổ

Sau một hành trình mệt mỏi qua sa mạc Sahara, Santiago và đoàn lữ hành đến ốc đảo Faiyum (còn gọi là El Fayoum) với đám cây chà là xanh mát. Đây là nơi cậu gặp và yêu một cô gái trẻ, Fatima, và cũng là nơi cậu được giới thiệu với "nhà giả kim".

Empty
Empty
Empty
Empty

"Cậu chăn cừu không dám tin ở mắt mình: ốc đảo không phải là một cái giếng với dăm ba cây chà là bao quanh - như cậu đã đọc trước kia trong một quyển sách sử - mà lớn hơn nhiều so với không ít làng ở Tây Ban Nha. Ốc đảo có bao trăm giếng nước và rất nhiều lều đủ màu sặc sỡ xen giữa năm vạn cây chà là."

Như trong sách mô tả, Faiyum lớn hơn nhiều so với mong đợi của tôi về một ốc đảo sa mạc, với dân số khoảng 300.000 người. Đây là thành phố lâu đời nhất ở Ai Cập, có từ thời các Pharaon, với nhiều di tích lịch sử hấp dẫn, là một điểm đến thích hợp cho hành trình một ngày từ Cairo, chỉ mất khoảng 2 giờ đi xe ô tô. Không có tour cưỡi lạc đà đến Faiyum, bởi vì ốc đảo này cách Cairo 100 km xuyên qua sa mạc Sahara. Nhưng lại có rất nhiều tour tham quan Faiyum bằng xe ô tô, với giá cả đa dạng từ 150 - 1.500 USD.

AwayLands_TravelGuide_TrektoSaharaMorocco_010

“Có thể Thượng đế tạo ra sa mạc chỉ để con người biết quý trọng cây chà là” là suy nghĩ của nhà giả kim dạn dày kinh nghiệm. Còn Santiago thì lại nghĩ rằng, “một ngày kia cả nghìn cây chà là này sẽ chỉ là kỷ niệm, nhưng giờ đây, đối với cậu, chúng là bóng mát, là nước và nơi tránh chiến tranh”.

Còn đối với tôi, Faiyum là điểm đến cuối cùng của hành trình truy tìm kho báu. Kho báu của tôi không phải là vàng bạc như Santiago, mà là cảm giác bình yên trong tâm hồn.

Empty

Ốc đảo nằm trong một vùng trũng dọc theo bờ hồ nước mặn Qarun và được 200 bánh xe nước tưới nước từ sông Nile. Ngay bên ngoài trung tâm ốc đảo là ba kim tự tháp ít được biết đến, bao gồm kim tự tháp ở Meidum, kim tự tháp ở al Lahun và kim tự tháp Amenemhet tại Hawara. Ngoài ra còn có Wadi al-Hitan, Thung lũng Cá voi, là nơi tìm thấy những bộ xương cá voi 40 triệu năm tuổi, bằng chứng cho thấy khu vực này từng là đại dương mênh mông. Wadi al-Hitan đã được UNESCO tuyên bố là Di sản Thế giới vào năm 2005. Những di tích này khá gần ốc đảo Faiyum và luôn có những tour cưỡi lạc đà dành cho những du khách yêu thích khảo cổ.

Kim tự tháp Amenemhet

Kim tự tháp Amenemhet

Kim tự tháp ở Meidum

Kim tự tháp ở Meidum

Kim tự tháp ở al Lahun

Kim tự tháp ở al Lahun

Thung lũng Cá voi Wadi al-Hitan

Thung lũng Cá voi Wadi al-Hitan

Ốc đảo rộng lớn là vậy, lại có nhiều khu vực khảo cổ, nên dù có thể đi và về Cairo trong ngày, các du khách thường chọn nghỉ lại đây qua đêm. Dịch vụ du lịch ở Faiyum rất phát triển, không thiếu những khách sạn và nhà hàng cao cấp cùng đủ loại tiện ích dành cho du khách - đến mức tôi có thể quên đi là mình đang ở giữa sa mạc.

Khách sạn Helnan Auberge

Khách sạn Helnan Auberge

Khu nghỉ dưỡng sinh thái Zad Al-Mosafer

Khu nghỉ dưỡng sinh thái Zad Al-Mosafer

Ngày xưa, khi còn chưa có máy bay, ô tô và điều hòa nhiệt độ, tại sa mạc Sahara, nơi được xem là một trong những địa điểm khắc nghiệt nhất hành tinh, một người mạnh khỏe nếu may mắn không gặp phải bò cạp, rắn độc, trộm cướp thì cũng sẽ sớm gãy vụn trước cái nắng nóng, bão cát sa mạc. Ấy vậy, vẫn luôn có dấu chân trên những đụn cát, xuyên qua cả một lục địa, của những thương nhân, người hành hương hay dân du mục, mang theo bên mình hàng hóa, lương thực, vũ khí cùng với một tinh thần thép, pha trộn một chút phiêu lưu với tín ngưỡng.

Điều gì khiến các lữ khách sa mạc có thể giữ vững sức khỏe và tinh thần trong hành trình đầy gian nan ấy? Câu trả lời chính là ốc đảo. Các đoàn lữ khách đều phải đi ngang qua các ốc đảo để được bổ sung nước uống và thực phẩm. Cùng với những bộ lạc sinh sống ở đó, người ta có thể dành thời gian thư giãn dưới bóng cây chà là xanh ngát, tận hưởng dòng nước mát trong lành mà hiếm hoi, để rồi ngày hôm sau lại tiếp tục cuộc hành trình dài giữa cát vàng và trời xanh.

AwayLands-Morocco-SaharaTrek-027
Empty
Empty

Rất khó để mô tả Faiyum - bụi bặm, tràn ngập nắng và gió, sôi động, náo nhiệt, nóng bỏng, kỳ lạ, rực rỡ đầy màu sắc và căng tràn sức sống. Các khu chợ ở Faiyum là một mê cung xa hoa, là một vòng xoay chóng mặt của ánh sáng, âm nhạc, những tiếng cười nói la hét ồn ào, những làn khói thuốc xa lạ, huyền bí và gia vị thơm đặc trưng của Trung Đông, hàng chục, hàng trăm ngôn ngữ khác nhau của dân bản địa và du khách, rắn, khỉ và những trái chà là ngọt ngào. Từ những gian nhà được trang trí công phu trong những ngôi làng cổ xưa, cho đến những đứa trẻ chơi đùa trên phố, những con đường uốn lượn, làn gió mát trên hồ thổi qua hẻm núi và những đụn cát màu cam bất tận của Sahara. Vậy nên, tôi thấy thật khó để mô tả Faiyum, chỉ trong một chuyến đi ngắn ngủi làm sao hiểu hết được vẻ đẹp của ốc đảo xanh tươi này? Làm sao hiểu hết được tiếng reo mừng của lòng biết ơn, khi những lữ khách thuở xưa nhìn thấy màu xanh rừng chà là ở Faiyum, sau bao ngày rong ruổi trên sa mạc?

Empty
Empty

Hành trình của Santiago băng qua những vùng đất xa xôi, vô định đã đưa cậu đến với giấc mơ của mình, khiến cho người đọc nhận ra rằng "chỉ khi nào có khả năng thực hiện được giấc mơ thì cuộc sống mới đáng sống". Nếu đã có "nhà giả kim" dẫn đường như vậy, tại sao ta lại không dám mơ ước tự mình sẽ rong ruổi từ Andalusia nồng nàn nắng gió đến những kim tự tháp ở Ai Cập huyền bí xa xôi?

Empty
Empty
Empty
Empty
AwayLands_TravelGuide_TrektoSaharaMorocco_016

Phải mất 4 chuyến bay qua 3 lục địa, thêm hàng giờ rong ruổi qua những ngọn núi và sa mạc, rồi cưỡi lạc đà xuyên qua những cồn cát Sahara, nhưng mọi khoảnh khắc của cuộc hành trình này đều vô cùng đáng giá. Bởi vì, như "nhà giả kim" đã nói, "cuộc đời rất hào phóng với người nào chịu theo đuổi vận mệnh của mình".

Hương Thảo
RELATED ARTICLES