Thiên Cầm được quy hoạch phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia

18/06/2024

Thiên Cầm (Hà Tĩnh) cùng với 60 địa điểm tiềm năng khác đã được quy hoạch phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy hoạch này được kỳ vọng sẽ biến Thiên Cầm thành một điểm đến du lịch hấp dẫn hơn nữa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Bài liên quan

Thị trấn Thiên Cầm được thành lập ngày 3/10/2003 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cẩm Long (cũ). Trải dài trên 14km2, có bãi biển được quy hoạch khu du lịch trọng điểm quốc gia, Thiên Cầm có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội, phát triển đa ngành nghề như: sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp, đánh bắt hải sản và kinh doanh du lịch, dịch vụ.

Biển Thiên Cầm được ví như đàn trời vì vẻ đẹp nơi đây

Biển Thiên Cầm được ví như đàn trời vì vẻ đẹp nơi đây

Ở Thiên Cầm, du khách có nhiều trải nghiệm mới lạ như được ngâm mình vào làn nước trong mát, ngắm bầu trời xanh cao vời vợi, đặt từng bước chân chậm rãi lên bãi cát trắng phẳng phiu, nghe làn gió mát lành mơn man trên da thịt mới cảm nhận hết giá trị mà thiên nhiên ban tặng.

Sát biển là núi Thiên Cầm cao 108m so với mực nước biển. Núi không cao, lại nằm kề biển, tạo thành bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Trên đỉnh núi Thiên Cầm là đền thờ cha con Hồ Quý Ly được xây dựng từ thế kỷ thứ XIII, tuy nhiên sau một thời gian đền bị hư hỏng, sau này với chủ trương hợp nhất đình, đền, miếu mạo, nơi đây còn thờ thêm Phật, nên được gọi là chùa Cầm Sơn. Con đường từ chân núi lên đến chùa là chuỗi bậc thang có 405 bậc được xây và lát đá chạy vòng theo sườn núi, xung quanh là bạt ngàn cây xanh che bóng mát cho du khách thập phương trên mỗi chuyến hành trình về với chốn tâm linh. Tuy không cao lớn về tầm vóc kiến trúc nhưng chùa Cầm Sơn đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh và là một điểm đến có ý nghĩa tâm linh với người dân nơi đây.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Núi Thiên Cầm -

Núi Thiên Cầm - "Ngọn hải đăng" khổng lồ ở khu du lịch Thiên Cầm gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử

Nhiều năm qua, Thiên Cầm là địa điểm thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Việc Thiên Cầm được lựa chọn là một trong 61 điểm tiềm năng phát triển Khu Du lịch Quốc gia sẽ góp phần quan trọng để tiếp tục lan tỏa hình ảnh, con người và những tiềm năng, lợi thế của Thiên Cầm.

Hiện nay, Khu du lịch Quốc gia Thiên Cầm đang được quy hoạch thành “Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Thiên Cầm” với tổng diện tích 1.557ha bao gồm các khu chức năng chủ yếu.

Việc quy hoạch Thiên Cầm thành Khu Du lịch Quốc gia đang được triển khai tích cực. Một số dự án đã và đang được triển khai như khu du lịch sinh thái Thiên Cầm được đầu tư 1.200 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục như: Khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, khu tắm biển, khu du lịch sinh thái. Khu du lịch tâm linh Thiên Cầm được đầu tư 500 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục như: Chùa Thiên Cầm, đền Củi, đền Ông Hoàng Mười. Hay khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Thiên Cầm được đầu tư 2.000 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí, khu thể thao.

Với đường bờ biển dài 137km, Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng nhiều bãi biển đẹp lý tưởng, trong đó Thiên Cầm được xem là bãi biển đẹp nhất, níu chân bao du khách phương xa. Nơi đây có tiếng sóng dội vào hang núi khiến những chuông đá, khánh đá vang vọng và bàn trời đá bỗng trở thành khúc nhạc muôn điệu như những tiếng đàn trời bên biển đã có từ ngàn xưa.

Empty

Thiên Cầm có một vẻ đẹp và sức quyến rũ đến kỳ lạ, ấn tượng với du khách ngay từ tên gọi. Tương truyền, Vua Hùng thứ XIII khi qua đây nghe tiếng sóng biển, thông reo mà cứ ngỡ tiên nữ đánh đàn, lại thấy núi giống đàn Tỳ bà liền hạ bút phê ba chữ “Thiên Cầm Sơn”. Truyện khác kể rằng, Hồ Quý Ly khi trốn chạy đến đây thì bị giặc Minh bắt nên nơi đây có tên là Thiên Cầm (Trời giam).

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES