Trung Quốc chính thức cấm tiêu thụ và buôn bán động vật hoang dã

26/02/2020

Hôm 24/2, Chính phủ Trung Quốc vừa thông qua quyết định cấm hành vi tiêu thụ và buôn bán trái phép động vật hoang dã - việc mà nhiều chuyên gia cho là nguồn gốc của virus Covid-19.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn lệnh cấm hôm 24/2, với mục đích giúp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và an ninh sinh thái. Lệnh này sẽ là một hành động quyết liệt để cấm tuyệt đối việc ăn thịt động vật hoang dã và xử lý nghiêm ngặt hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Chợ hải sản Vũ Hán - nơi được cho là khởi nguồn của sự lây lan Covid-19

Chợ hải sản Vũ Hán - nơi được cho là khởi nguồn của sự lây lan Covid-19

Việc sử dụng động vật hoang dã trong nghiên cứu khoa học, y tế và trưng bày giờ đây sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra và phê chuẩn nghiêm ngặt, được thực hiện bởi các bộ ngành liên quan, dựa trên quy định hiện hành.

Quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền Trung Quốc tạm đình chỉ việc buôn bán động vật hoang dã hôm 26/1, trong nỗ lực dừng sự lây lan của virus. Hiện chưa rõ khi nào lệnh cấm trên có hiệu lực. Nó vẫn vấp phải nhiều phản đối từ một vài bộ phận người Trung Quốc, bao gồm những người buôn bán động vật và chủ các trang trại.

Empty

Các quan chức y tế Trung Quốc cho biết loại virus corona chủng mới này có khả năng xuất hiện từ khu chợ hải sản Hoa Nam - nơi chuyên buôn bán động vật hoang dã ở trung tâm thành phố Vũ Hán. Cuối tháng trước, giữa lúc dịch bệnh bắt đầu bùng phát trên cả nước, Trung Quốc đã ra lệnh cấm tạm thời khu chợ này cho đến khi tình hình dịch bệnh chấm dứt trên toàn quốc.

Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng ban hành lệnh cấm mua bán động vật hoang dã tạm thời trong một năm (2002 - 2003) vì dịch SARS (Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng) giết chết hàng trăm người ở Trung Quốc và Hong Kong. Nhưng sau giai đoạn đó, hoạt động buôn bán động vật hoang dã lại tiếp tục diễn ra ngang nhiên tại đất nước này.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Bên cạnh đó, các nhà bảo tồn động vật cũng cáo buộc Trung Quốc dung túng cho hoạt động “giao dịch mờ ám” như buôn bán động vật lạ làm thực phẩm hoặc sử dụng trong các loại thuốc cổ truyền mà hiệu quả của nó không được khoa học chứng nhận.

Các chợ buôn bán trái phép động vật hoang dã hoạt động ngang nhiên ở Trung Quốc

Các chợ buôn bán trái phép động vật hoang dã hoạt động ngang nhiên ở Trung Quốc

Để làm rõ hơn về vấn đề này, Travellive+ đã phỏng vấn bà Sarah Baker Ferguson - Giám đốc Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam. Dưới tư cách là một chuyên gia, bà Sarah cho rằng lệnh cấm vừa qua là một bước đột phá lớn của Chính phủ Trung Quốc, “Đây là một quyết định vô cùng sáng suốt trong tình hình hiện nay, nó vừa góp phần giải quyết nguồn gốc của nhiều dịch bệnh vừa hạn chế mức độ lây lan”.

Bà cũng cho biết thêm, vật chủ của Covid-19 đến nay vẫn chưa được xác thực hoàn toàn dù phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ dơi, tê tê, rắn… nhưng dù có là loài nào thì đó cũng đều là động vật hoang dã và hệ quả của nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép, thiếu kiểm soát.

Những dịch bệnh trong quá khứ đã cho thấy rất rõ ràng nguồn gốc của các loại virus nguy hiểm đều bắt nguồn từ động vật hoang dã: virus SARS từ cầy hương, virus Ebola từ dơi hay điển hình là virus HIV từ khỉ. Do vậy, việc cấm buôn bán trái phép động vật hoang dã không còn là câu chuyện ảnh hưởng đến hệ sinh thái hay mất cân bằng trong chuỗi thức ăn mà giờ đây, nó còn là câu chuyện liên quan mật thiết đến sức khỏe của con người và cả cộng đồng trên toàn thế giới.

Empty

“Tôi mong rằng Chính phủ Trung Quốc có thể thực hiện chặt chẽ và nghiêm ngặt để lệnh cấm này có thể đạt hiệu quả cao nhất, và những dịch bệnh khác sau Covid-19 sẽ ít có nguy cơ xảy ra hơn” - bà Sarah chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề này, bà Sarah cũng rất đề cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép. Điều này được thể hiện ở khung hình phạt ở mức răn đe rất cao, có thể lên tới 5 tỷ đồng và phạt tù đến 15 năm.

Bà Sarah Baker Ferguson - Giám đốc Tổ chức Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã TRAFFIC

Bà Sarah Baker Ferguson - Giám đốc Tổ chức Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã TRAFFIC

Cũng trong thời gian vừa qua, trước những diễn biến phức tạp của Covid-19 trên toàn thế giới, TRAFFIC cùng 13 tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực bảo tồn đã gửi một bức thư ngỏ tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nội dung trao đổi liên quan đến nguồn gốc dịch Covid-19 đang diễn ra cùng với các biện pháp để Việt Nam giải quyết những mối đe dọa từ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Clip phỏng vấn giữa Travellive+ và Giám đóc Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam:

My Tống
RELATED ARTICLES