Tranh sơn mài của ba họa sĩ tại triển lãm "Tam giác mạch" lần thứ III

30/06/2023

Ba họa sĩ cùng ba phong cách khác nhau nhưng đều hướng đến niềm say mê ca ngợi vẻ đẹp tình yêu, cuộc sống con người, phong cảnh bằng chất liệu sơn ta với 42 tác phẩm tranh sơn mài đang được trưng bày tại triển lãm "Tam giác mạch lần thứ III".

42 tác phẩm tranh sơn mài bằng chất liệu sơn ta lộng lẫy mà sâu lắng của ba tác giả đang được trưng bày tại triển lãm "Tam giác mạch lần thứ III" của nhóm họa sĩ: Trần Quang Hải, Nguyễn Trường Linh và Trịnh Quế Anh. Ba tác giả, ba phong cách nhưng cùng một niềm say mê ngợi ca vẻ đẹp tình yêu, phong cảnh và cuộc sống con người.

Trò chuyện với Travellive, họa sĩ Nguyễn Trường Linh chia sẻ: "Những năm gần đây, dòng tranh sơn mài được nhiều người quan tâm trở lại, kể cả các họa sĩ trẻ. Công chúng đón nhận cũng tốt hơn, đó được xem như là động lực để họa sĩ sáng tác. Dù mất nhiều thời gian và công sức nhưng sơn mài vẫn là chất liệu bền vững, có tính truyền thống cao, biểu đạt được tiếng nói đương đại”.

Theo thứ tự từ trái sang phải các họa sĩ: Trần Quang Hải, Trịnh Quế Anh và Nguyễn Trường Linh

Theo thứ tự từ trái sang phải các họa sĩ: Trần Quang Hải, Trịnh Quế Anh và Nguyễn Trường Linh

Ba tác giả, ba phong cách nhưng cùng một niềm say mê ngợi ca vẻ đẹp tình yêu, phong cảnh, cuộc sống con người, mang đến triển lãm 42 tác phẩm tranh sơn mài bằng chất liệu sơn ta lộng lẫy mà sâu lắng

Ba tác giả, ba phong cách nhưng cùng một niềm say mê ngợi ca vẻ đẹp tình yêu, phong cảnh, cuộc sống con người, mang đến triển lãm 42 tác phẩm tranh sơn mài bằng chất liệu sơn ta lộng lẫy mà sâu lắng

Họa sĩ Nguyễn Trường Linh

Họa sĩ Nguyễn Trường Linh

Họa sĩ Trần Quang Hải với lối tạo hình mảng miếng mộc mạc đơn giản nhiều ẩn dụ, bút pháp tự do theo phong cách biểu hiện ý niệm. Anh dùng khối hình, đường nét khái quát để diễn đạt, suy tôn tình yêu cuộc sống, nét đẹp vĩnh hằng của người phụ nữ cùng niềm hân hoan và hạnh phúc đời thường lên một cung bậc cao hơn như một khát vọng, một giấc mơ.

Đặc điểm nghệ thuật của họa sĩ Quang Hải thường: phiêu du, cách điệu, phóng khoáng, bay bổng. Niềm đam mê từ khi bước vào con đường hội họa của anh luôn ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ và tình yêu ma mị của họ.

"Vườn hoang 2" của Trần Quang Hải

3 tác phẩm: Hoàng hôn phố cổ 1, Hoàng hôn phố cổ 2, Hoàng hôn phố cổ 3 của họa sĩ Trần Quang Hải

3 tác phẩm: Hoàng hôn phố cổ 1, Hoàng hôn phố cổ 2, Hoàng hôn phố cổ 3 của họa sĩ Trần Quang Hải

Với họa sĩ Nguyễn Trường Linh lại hướng tình yêu của mình về phong cảnh thiên nhiên, các dấu tích văn hóa cổ như một suy tôn, một hoài niệm. Ở đó con người được hòa trộn một cách nhẹ nhàng vào toàn cảnh tựa như làn khói trong sắc thái thiền. Họa sĩ biểu đạt ý tưởng của mình bằng các mảng hình, màu sắc, nét đan xen nhẹ nhàng mềm mại nhưng đầy tính trừu tượng như dẫn dắt người xem, cuốn hút cảm xúc của họ vào cùng tác phẩm nghệ thuật của mình.

Trong nhiều năm qua, họa sĩ Trường Linh luôn đi sâu vào khai thác kỹ thuật làm sơn mài truyền thống của những họa sĩ thế hệ trước: đi tìm sự tả chất của sơn mài và muốn khai thác những khả năng còn tiềm ẩn của sơn mài truyền thống.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

"Bóng cây phố cũ" của họa sĩ Nguyễn Trường Linh

Tác phẩm

Tác phẩm "Nắng lên" của họa sĩ Nguyễn Trường Linh

Tranh

Tranh "Suối cạn" mang yếu tố trừu tượng qua phong cảnh cao nguyên đá, tầng địa chất bao phủ bởi núi trập trùng

Theo nam họa sĩ: "Nguyên tắc tranh sơn mài là phẳng, nhẵn và mịn theo lối vẽ truyền thống của các thế hệ đi trước. Nhưng thời gian gần đây, cách vẽ tranh sơn mài theo hướng hiện đại có thể không cần phẳng vì khi sờ vào mặc dù gồ ghề đôi chút, tạo sự bề nổi trên mặt tranh lại tạo ra hiệu quả tạo hình và thị giác một cách bất ngờ, lôi cuốn người xem vào chiều sâu của tranh sơn mài. Đây là một cách để người xem tăng thêm cảm xúc, tạo hiệu ứng tương phản".

Ví dụ như, phần khảm trai ốc, anh mài nhẵn, nhưng người xem vẫn cảm thấy sự xù xì, xốp của chất liệu, ẩn dưới sự nhẵn mịn của mặt tranh. Tuân theo kỹ thuật chế tác truyền thống, nhưng từng tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Trường Linh không chỉ biểu đạt một ý tưởng, một vẻ đẹp, mà còn ẩn chứa những cảm xúc sâu lắng.

Họa sĩ Nguyễn Trường Linh cho hay, nếu trước đây, tranh sơn mài chủ yếu thường có mặt tranh nhẵn mịn, thì ngày nay, tạo sự bề nổi trên mặt tranh lại tạo ra hiệu quả thị giác bất ngờ, lôi cuốn người xem vào chiều sâu của tranh sơn mài

Họa sĩ Nguyễn Trường Linh cho hay, nếu trước đây, tranh sơn mài chủ yếu thường có mặt tranh nhẵn mịn, thì ngày nay, tạo sự bề nổi trên mặt tranh lại tạo ra hiệu quả thị giác bất ngờ, lôi cuốn người xem vào chiều sâu của tranh sơn mài

Họa sĩ Trịnh Quế Anh với bút pháp hiện thực, nữ họa sĩ đưa người xem đến với những phong cảnh thiên nhiên rất thân quen mà ngọt ngào bởi cách nhấn nhá sáng tối và màu sắc thật nhẹ nhàng ấm áp đầy nữ tính. Xem tranh của cô, công chúng như cảm nhận mình được trở về với ngôi nhà đầy tình thương yêu của chính họ. Nữ họa sĩ yêu vẻ đẹp hiện thực, trau chuốt, hoàn chỉnh trong tạo hình. Khai thác triệt để những đặc điểm của sơn mài truyền thống với bảng màu cổ điển: đỏ, vàng, đen và nền son cánh gián...

"Giao mùa" của Trịnh Quế Anh

Đặc điểm nghệ thuật của Quế Anh là miêu tả hiện thực, chủ đề hoa, chân dung thiếu nữ và phong cảnh

Đặc điểm nghệ thuật của Quế Anh là miêu tả hiện thực, chủ đề hoa, chân dung thiếu nữ và phong cảnh

Bàn về tác phẩm nghệ thuật sơn mài, họa sĩ Trường Linh nhận định: "Sơn mài khi vẽ sẽ có bản phác thảo đầu tiên, nó chỉ là gợi ý cho người họa sĩ. Khi mài ra các lớp sơn dần hiện lên lại tạo thành các vệt khác đi, họ sẽ đuổi theo dòng cảm xúc đó chứ không theo một quy chuẩn có từ trước. Sơn mài vốn trừu tượng, cứ vẽ lên nhiều lớp sơn, rồi mài dần để lộ ra từng lớp tranh, nhiều khi mình dự định vẽ thế này, mà sau khi mài xong lại thành một tác phẩm mới. Tức là so với bản phác thảo đầu tiên và khi hoàn thiện một tác phẩm sẽ khác hoàn toàn".

Về sơn ta, đây là chất liệu truyền thống dùng để vẽ tranh sơn mài chỉ có ở Việt Nam. Cây sơn được trồng chủ yếu ở Phú Thọ, trong quá trình lấy sơn người thu hoạch rất dễ bị lem sơn. Ngoài ra sơn còn phụ thuộc vào thời tiết, khô lúc có độ ẩm cao. Các màu chủ đạo thường là son, cánh gián, đen…

Mỗi bức tranh sơn mài, khi nhìn trong điều kiện đủ ánh sáng và soi kĩ, sẽ thấy nhiều lớp sơn phủ nhiều màu chồng lên nhau từng lớp

Mỗi bức tranh sơn mài, khi nhìn trong điều kiện đủ ánh sáng và soi kĩ, sẽ thấy nhiều lớp sơn phủ nhiều màu chồng lên nhau từng lớp

Nhóm Tam giác mạch được thành lập bởi 4 họa sĩ: Ngô Văn Cao, Trần Quang Hải, Nguyễn Trường Linh và Trịnh Quế Anh. Triển lãm ra mắt đầu tiên năm 2019 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Lần thứ 2, năm 2021 tại nhà Triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm lần thứ 3 với sự góp mặt của 3 họa sĩ: Trần Quang Hải, Nguyễn Trường Linh và Trịnh Quế Anh cùng 42 bức sơn mài lớn nhỏ.

Triển lãm "Tam giác mạch lần thứ III" mở cửa từ ngày 27/6 - 4/7/2023 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Một số tác phẩm tại triển lãm "Tam giác mạch lần thứ III":

"Bình yên" của Trịnh Quế Anh

"Mây trời vùng cao" của Trịnh Quế Anh

"Phía sau chợ tình 1" của Trần Quang Hải

"Mắt bão" của Trần Quang Hải

"Ru tình 1" của Trần Quang Hải

"Thiên thai 1" của Trần Quang Hải

"Giếng làng" của họa sĩ Nguyễn Trường Linh

"Quê nhà" của Nguyễn Trường Linh

Empty
Du khách tham quan triển lãm

Du khách tham quan triển lãm

Bài và ảnh: Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES