Việt Nam, những khoảnh khắc bình dị

02/10/2015

Từng là chủ một công ty về quảng cáo, marketing, in ấn và rất thành công ở tuổi 21, tuy vậy, khi đã bén duyên Việt Nam, Réhahn (*) quyết định bán tất cả và từ năm 2011 tới Hội An sống một cuộc sống bình dị.

Từ cái nhìn của một nhiếp ảnh gia người Pháp

Ảnh & các chú thích: Réhahn Croquevielle

 

Như một chuyên gia săn ảnh thực thụ, Rahahn đi mọi nơi bằng xe máy, ngủ ở nhà nghỉ, ăn cơm bình dân... và những người Việt Nam anh gặp khiến anh vui cả ngày.

Một trong những tố chất quan trọng nhất đối với một nhiếp ảnh gia, theo Rehahn, chính là phải biết chớp lấy những khoảnh khắc. Rehahn rất chú trọng đến từng khoảnh khắc tạo nên điểm sáng cho bức ảnh, như những gì độc giả có thể cảm nhận qua bộ ảnh này. Rahahn chia sẻ với độc giả Travellive những tác phẩm mà anh ưng ý nhất được chọn lọc từ hơn 35.000 bức ảnh chụp trong thời gian 7 năm chu du một phần tư dải đất hình chữ S bằng xe máy, phương tiện di chuyển phổ biến tại Việt Nam. 

 

 

Thư giãn cùng khói thuốc. Tại phiên chợ Bắc Hà, người đàn ông H’Mong đang hút thuốc lào như thói quen của mình mỗi sáng Chủ nhật.

 

 

Sung, một cô bé H’Mong 4 tuổi. Khi tôi gặp cô bé, em đang đứng một mình trên đường. Những nét vẽ trên mặt em có lẽ là do một trò chơi của lũ trẻ

 

 

An Phước, Cô bé dân tộc Chăm 7 tuổi có đôi mắt màu xanh giống như ông cố của em, một người Pháp

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

 

 

Đôi vợ chồng già - Ông Xê, 91 tuổi và bà Lợi, 83 tuổi, sống ở làng Trà Quế, gần Hội An. Họ trồng rau và bán ở chợ. Hàng ngày, họ thức dậy lúc 5 giờ để làm việc trước khi trời sáng.

 

 

Người H’Mong Hoa - Văn hóa đang dần mai một, người H’Mong vẫn mặc những trang phục truyền thống của mình, nhưng ngày càng ít đi. Người H’Mong Hoa sống ở những vùng hẻo lánh, thường là trên núi. Ảnh được chụp tại Bắc Hà (Lào Cai, vùng cao Tây bắc).
 

 

Nụ cười ẩn giấu - Người phụ nữ này tên là Bùi Thị Sông. Năm nay bà đã 78 tuổi và vẫn đang kiếm sống trên thuyền ở Hội An. Hàng ngày, bà chèo thuyền, đưa khách du lịch tham quan trên sông. 1 Euro cho 1 chuyến dài 30 phút. Bà chèo thuyền ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Bức ảnh này được dùng làm bìa cho cuốn sách "Vietnam, mosaic of contrasts" của tôi.

 

 

Về nhà (Hội An) - Bức ảnh này được chụp ở Trà Quế, một ngôi làng nhỏ gần Hội An. Tôi đã đợi rất lâu để chụp ai đó đi qua cầu. Bức ảnh có thể đặt tên là "Người đàn ông cuối cùng".

 

 

Kim Luân  - Cô bé 6 tuổi người M’Nong sống ở Tây Nguyên. M’Nong là dân tộc thiểu số duy nhất sống cùng với voi. Bức ảnh được chụp ở Buôn Ma Thuột. Kim Luân và chú voi của em

2 anh em ở Ninh Bình - Chu Văn Nhâm (83 tuổi) và Chu Văn Thìn (76 tuổi) là hai anh em, cùng sống ở Ninh Bình. Năm ngoái, tôi đến đây để tặng họ quyển sách của mình và họ đồng ý cho tôi chụp ảnh. Trước khi tôi chụp, họ chỉnh lại râu

Làng rau Trà Quế - Người phụ nữ già đang hái rau vào lúc chiều tối để sớm mai đem ra chợ bán

 

Thông tin thêm:

(*) Réhahn Croquevielle là tác giả cuốn sách ảnh ăn khách “Vietnam - Mosaic of Contrasts” (tạm dịch: Việt Nam - những mảnh ghép của sự tương phản). Anh sinh năm 1979 ở Normandie, vùng tây bắc nước Pháp. Những trải nghiệm quý giá trên hành trình đi qua hơn 30 quốc gia trên thế giới đã đi vào những tác phẩm của Rehahn. Và chúng nhanh chóng trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện trên các ấn bản hàng đầu thế giới như Actu Photo, National Geographic, Los Angeles Times, Asia Life, World Magazine…

 

RELATED ARTICLES