Gợi ý 3 ngôi cổ tự phải đưa vào "bucket list"

01/04/2020

Nhiếp ảnh gia Lê Bích vừa có một bài chia sẻ về hành trình một ngày ghé thăm ba ngôi chùa cổ ở Hà Nội nhằm gợi ý cho mọi người điểm đến lý tưởng sau khi mùa dịch bệnh đi qua để tìm lại sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.

Ba ngôi chùa cổ mà nhiếp ảnh gia Lê Bích ghé thăm gồm chùa Vô Vi, chùa Trầm và chùa Trăm Gian nằm ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng hơn 20 km. Theo như chia sẻ của anh, du khách chỉ cần đi theo đường Nguyễn Trãi đến Hà Đông rồi đi theo đường Quốc lộ 6 về hướng Hòa Bình, qua bến xe Yên Nghĩa và cầu Mai Lĩnh đến phường Biên Giang. Khi cách biển báo hết khu vực nội thành khoảng 1 km, nhìn bên tay phải, bạn sẽ thấy biển báo trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội và rẽ vào. Đi tiếp khoảng 5 km nữa, bạn sẽ nhìn thấy dãy núi Trầm (còn gọi là Tử Trầm Sơn) ở xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Để tiện đường di chuyển, nhiếp ảnh gia Lê Bích đã chọn ghé thăm chùa Vô Vi trước tiên.

Chùa Vô Vi

Chùa Vô Vi là một ngôi chùa nhỏ rộng khoảng 10 m2 nằm trên đỉnh núi Vô Vi gần với dãy núi Trầm. Vừa bước qua cổng chùa khắc chữ "Vô Vi tự", bạn sẽ thấy một không khí tĩnh mịch hoàn toàn khác với những ngôi chùa lớn nổi tiếng. Chùa Vô Vi không có khói hương nghi ngút hay đông người chen chúc mà chỉ có một sự yên tĩnh và thanh tịnh rất bình yên.

Đi qua cổng chùa khắc chữ

Đi qua cổng chùa khắc chữ "Vô Vi tự" sẽ thấy những bậc thang dẫn lên chùa. (Nguồn: Lê Bích)

Chùa Vô Vi nằm trên đỉnh núi Vô Vi. (Nguồn: Lê Bích)

Chùa Vô Vi nằm trên đỉnh núi Vô Vi. (Nguồn: Lê Bích)

Đứng trên chùa có thể nhìn thấy quang cảnh thiên nhiên xanh mát phía dưới chân núi. (Nguồn: Lê Bích)

Đứng trên chùa có thể nhìn thấy quang cảnh thiên nhiên xanh mát phía dưới chân núi. (Nguồn: Lê Bích)

Tương truyền, chùa Vô Vi được xây dựng từ thế kỷ X vào thời nhà Đinh, khi một thủ lĩnh trong 12 sứ quân đến đây mai danh ẩn tích. Thời Tiền Lê, chùa nằm ở chân núi và có tên là "Phúc Trù tự". Đến thời Trần, chùa được đổi tên thành "Trai Tinh tự". Đến thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (năm 1514) chùa mới lấy tên "Vô Vi tự" như bây giờ. Cái tên "Vô Vi" cũng là đạo Vô Vi của Lão Tử, khuyên con người thuận theo tự nhiên.

Hoa rơi nơi cửa Phật. (Nguồn: Lê Bích)

Hoa rơi nơi cửa Phật. (Nguồn: Lê Bích)

Ngôi chùa không có sư mà có một phật tử già nhà ở chân núi trông nom. (Nguồn: Lê Bích)

Ngôi chùa không có sư mà có một phật tử già nhà ở chân núi trông nom. (Nguồn: Lê Bích)

Dù đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và trải qua nhiều biến động của thời đại nhưng ngôi chùa vẫn giữ nguyên nét đơn sơ, mộc mạc với những văn bia có giá trị lịch sử và nghệ thuật to lớn như tấm bia đá khắc bài thơ "Trùng phảng Vô Vi tự" (Thăm lại chùa Vô Vi) của tướng quân Trần Văn Tăng. Ngôi chùa còn nổi tiếng với quả chuông đồng đúc từ năm 1814 thời nhà Nguyễn và lầu Nghinh Phong nơi du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh khu danh thắng núi Trầm cách đó không xa và làng quê trù phú dưới chân núi.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Lầu Nghinh Phong trong chùa. (Nguồn: Lê Bích)

Lầu Nghinh Phong trong chùa. (Nguồn: Lê Bích)

Muốn leo lên đỉnh du khách phải lách qua những khe đá. (Nguồn: Lê Bích)

Muốn leo lên đỉnh du khách phải lách qua những khe đá. (Nguồn: Lê Bích)

Quả chuông đồng đúc từ năm 1814. (Nguồn: Lê Bích)

Quả chuông đồng đúc từ năm 1814. (Nguồn: Lê Bích)

Chùa Trầm

Sau khi rời chùa Vô Vi, nhiếp ảnh gia Lê Bích di chuyển đến chùa Trầm cách đó khoảng 500 m. Chùa Trầm là ngôi chùa chính trong quần thể nhiều ngôi chùa tọa lạc trên dãy núi Trầm. Chùa được xây dựng từ thế kỷ XVI (năm 1515) do tướng quân Trần Văn Tăng khởi xướng, có diện tích nhỏ nhưng sân rộng với nhiều cây cổ thụ lâu đời và có thế "tựa sơn hướng thủy" - lưng dựa vào dãy núi Trầm còn mặt hướng ra sông Đáy. Chùa Trầm còn có vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm với kiến trúc mang đậm nét văn hóa tâm linh đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với nhiều cành cây, tán lá trên núi xòa bóng che chở, không gian trong chùa luôn mát mẻ, thoáng đãng, tạo cảm giác như chùa và núi là một khối thống nhất không thể tách rời.

Núi Trầm là khối núi đá vôi được tạo thành từ chín đỉnh nhỏ, nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh mướt với phong cảnh hết sức nên thơ, tráng lệ. (Nguồn: Lê Bích)

Núi Trầm là khối núi đá vôi được tạo thành từ chín đỉnh nhỏ, nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh mướt với phong cảnh hết sức nên thơ, tráng lệ. (Nguồn: Lê Bích)

Cây hoa gạo đỏ rực trên đường vào chùa Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Cây hoa gạo đỏ rực trên đường vào chùa Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Hoa sưa trên núi Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Hoa sưa trên núi Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Đường lên chùa Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Đường lên chùa Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Chùa Trầm được coi là một trong bốn ngôi chùa thiêng thuộc hàng “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”. (Nguồn: Lê Bích)

Chùa Trầm được coi là một trong bốn ngôi chùa thiêng thuộc hàng “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”. (Nguồn: Lê Bích)

Không gian thanh tịnh, cổ kính trong chùa Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Không gian thanh tịnh, cổ kính trong chùa Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Ngôi miếu nhỏ trước tiền đường. (Nguồn: Lê Bích)

Ngôi miếu nhỏ trước tiền đường. (Nguồn: Lê Bích)

Theo truyền thuyết, trên đỉnh núi Trầm thời xa xưa có một cây trầm hương tỏa hương khắp vùng nên ngọn núi được gọi là "Tử Trầm Sơn". Sau này cây trầm hương ấy đã bị đốn hạ nhưng tên núi vẫn được giữ nguyên. Toàn bộ khu núi Trầm là nơi xưa kia vua Lê, chúa Trịnh đã đặt hành cung. Trên núi có rất nhiều hang động kỳ thú như động Long Tiên với hàng trăm nhũ đá có hình thù kỳ lạ và nhiều di vật có giá trị như pho tượng A Di Đà ngồi thiền trên tòa sen với vẻ mặt trầm tư đôn hậu. Trên trần và các vách đá gần cửa động có nhiều bút tích ca ngợi vẻ đẹp núi Trầm của các danh tài nho sĩ thời cuối Lê đầu Nguyễn.

Đường vào động Long Tiên trên núi Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Đường vào động Long Tiên trên núi Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Các pho tượng Phật, tiên, hộ pháp bằng đá, văn bia,... trong động Long Tiên. (Nguồn: Lê Bích)

Các pho tượng Phật, tiên, hộ pháp bằng đá, văn bia,... trong động Long Tiên. (Nguồn: Lê Bích)

Đỉnh của núi Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Đỉnh của núi Trầm. (Nguồn: Lê Bích)

Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy làng quê thanh bình bên dưới. (Nguồn: Lê Bích)

Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy làng quê thanh bình bên dưới. (Nguồn: Lê Bích)

Chùa Trăm Gian

Sau khi nghỉ trưa, nhiếp ảnh gia Lê Bích tiếp tục lên đường đến chùa Trăm Gian cách chùa Trầm khoảng 3 km ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ngôi chùa còn có tên là "Quảng Nghiêm tự" hay "chùa Tiên Lữ", được lập từ thời vua Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ 10 (năm 1185).

Một xóm nhỏ bên chùa Trăm Gian. (Nguồn: Lê Bích)

Một xóm nhỏ bên chùa Trăm Gian. (Nguồn: Lê Bích)

Đôi rồng đá trên đường đến chùa Trăm Gian. (Nguồn: Lê Bích)

Đôi rồng đá trên đường đến chùa Trăm Gian. (Nguồn: Lê Bích)

Lối vào chùa. (Nguồn: Lê Bích)

Lối vào chùa. (Nguồn: Lê Bích)

Chùa Trăm Gian là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia với giá trị to lớn về mặt lịch sử lẫn kiến trúc. Chùa được xây dựng cách đây 9 thế kỷ nên lưu giữ được nhiều di vật như bia, hoành phi, câu đối,… và hơn 150 bức tượng quý giá như tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Kiến trúc của chùa được đánh giá rất cao với cách thiết kế độc đáo: cứ tính bốn góc cột là một gian thì chùa có 104 gian, chia thành ba cụm kiến trúc chính; cụm thứ nhất có bốn cột trụ và hai quán, là nơi đánh cờ người trong ngày hội và có hồ sen nơi biểu diễn múa rối nước; cụm thứ hai gồm tòa gác chuông hai tầng tám mái và lan can quây bốn mặt được dựng vào thời vua Lê Hy Tông (năm 1693); cụm thứ ba là chùa chính gồm nhà bái đường, tòa thiêu hương và thượng điện.

Gác chuông được xây dựng từ năm 1693 của chùa Trăm Gian là một trong số ít những gác chuông cổ còn lại đến ngày nay. (Nguồn: Lê Bích)

Gác chuông được xây dựng từ năm 1693 của chùa Trăm Gian là một trong số ít những gác chuông cổ còn lại đến ngày nay. (Nguồn: Lê Bích)

Họa tiết hình rồng trên mái gác chuông. (Nguồn: Lê Bích)

Họa tiết hình rồng trên mái gác chuông. (Nguồn: Lê Bích)

Sân trên của chùa với sập đá hình chữ nhật có nhiều hoa văn tinh xảo. (Nguồn: Lê Bích)

Sân trên của chùa với sập đá hình chữ nhật có nhiều hoa văn tinh xảo. (Nguồn: Lê Bích)

Bên trong chùa Trăm Gian. (Nguồn: Lê Bích)

Bên trong chùa Trăm Gian. (Nguồn: Lê Bích)

90849248_210259146900025_4039908257945354240_o
90637100_210259766899963_2506180676403855360_o
Giếng cổ bên hông chùa Trăm Gian. Xung quanh chùa Trăm Gian có rất nhiều giếng cổ và người dân ở đây vẫn lấy nước từ những giếng này để sử dụng hàng ngày. (Nguồn: Lê Bích)

Giếng cổ bên hông chùa Trăm Gian. Xung quanh chùa Trăm Gian có rất nhiều giếng cổ và người dân ở đây vẫn lấy nước từ những giếng này để sử dụng hàng ngày. (Nguồn: Lê Bích)

Chuyến đi vãn cảnh ba ngôi cổ tự chùa Vô Vi, chùa Trầm và chùa Trăm Gian là một chuyến đi không hề tốn kém, nhất là với những người đang ở tại thành phố Hà Nội. Nếu không có ô tô, bạn hoàn toàn có thể lái xe máy và đi trong ngày, vào bất cứ lúc nào bạn rảnh. Vậy nên hãy lưu lại điểm đến này để khi mùa dịch bệnh căng thẳng qua đi, bạn có thể tận hưởng một ngày thanh tịnh, thoải mái tại những ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm, đậm giá trị lịch sử và văn hóa này, như nhiếp ảnh gia Lê Bích đã chia sẻ: "Sự tĩnh lặng của những ngôi chùa cùng khung cảnh yên tĩnh sẽ khiến những muộn phiền hàng ngày trong bạn biến mất. Trước mắt bạn là ánh nắng mặt trời lấp lánh phản chiếu trên dòng sông, những cây hoa đại nở từng bông trắng rụng trước sân chùa... Cảm giác ấy khiến ai đã đến một lần còn mãi nhớ".

Kiều Mai - Nguồn: Lê Bích
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES