5 điểm đến để khám phá động vật hoang dã và cách gặp gỡ chúng

30/06/2021

Những gợi ý về địa điểm quan sát động vật hoang dã ở Việt Nam cùng lời khuyên từ travel blogger Ngô Trần Hải An (Quỷ Cốc Tử) và nhà điều hành tour du lịch sinh thái Shi Jang sẽ giúp bạn tăng khả năng gặp gỡ các loài thú trong rừng xanh.

Nằm trong top những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, Việt Nam sở hữu hệ thống động, thực vật phong phú. Dưới đây là gợi ý những địa điểm có thể quan sát động vật hoang dã ở Việt Nam và một số lưu ý cho chuyến đi của bạn, dựa trên chia sẻ và trải nghiệm thực tế từ travel blogger Ngô Trần Hải An (Quỷ Cốc Tử) và nhà điều hành tour du lịch sinh thái - Shi Jang.

Khu vực xã Thạch Hóa, Đồng Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình)

Đây là một khu vực có động vật hoang dã mới được phát hiện và ít người biết đến. Theo anh Shi Jang, khu dân cư miền Trung này hiện là “nơi trú ngụ của nhiều bầy voọc gáy trắng (hay còn gọi là voọc Hà Tĩnh), rất dễ dàng để bắt gặp và quan sát”.

Được biết, 156 cá thể voọc gáy trắng được phát hiện tại địa bàn tỉnh Tuyên Hóa từ đầu năm nay, chúng phân bổ gồm 22 đàn sống gần khu dân cư. Những đàn voọc này đang được những người dân địa phương tự nguyện bảo vệ hàng ngày mà không có nguồn thu nhập nào.

Voọc gáy trắng được tìm thấy ở khu cân cư tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Internet)

Voọc gáy trắng được tìm thấy ở khu cân cư tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Internet)

Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế)

Cách thành phố Huế khoảng 40 km, Vườn Quốc gia Bạch Mã là một khu rừng sinh thái hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng các trải nghiệm đa dạng. Đây là dải rừng nguyên sinh duy nhất của Việt Nam nối ngang đất nước từ biển Đông đến biên giới Việt-Lào.

"Đây là một trong những nơi có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, độc đáo và môi trường khí hậu hoàn hảo cho nhiều loài chim, côn trùng, động vật hoang dã sống hoà vào nhau” - Shi Jang cho biết.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Vườn quốc gia Bạch Mã có khu hệ chim phong phú (Ảnh: Internet)

Vườn quốc gia Bạch Mã có khu hệ chim phong phú (Ảnh: Internet)

Bạch Mã có khoảng hơn 1.500 loài động vật, trong đó có 93 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ toàn cầu. Khu hệ chim trong vườn chiếm hơn 40% tổng số loài động vật tại đây. Du khách đến tham quan có cơ hội ngắm nhìn nhiều loài chim quý, hiếm của thế giới như: cú vọ mặt trắng, nuốc bụng đỏ, hoét mày trắng, sẻ bụi đầu đen,...

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng)

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích hơn 4.400 ha, nơi đây được xem là "lá phổi xanh" của Đà Nẵng với hệ thống thảm thực vật và động vật phong phú.

Sơn Trà có hơn một trăm loài động vật với hàng chục loài quý hiếm nằm trong Sách Đỏ cần bảo tồn của thế giới như: gà tiền mặt đỏ, trăn gấm, thủy sinh. Điểm đặc biệt của khu bảo tồn này còn nhờ vào loài voọc chà vá chân nâu - loài được mệnh danh là nữ hoàng của loài linh trưởng. Tại đây có hơn 400 cá thể voọc cùng rất nhiều khỉ đuôi dài, khỉ vàng sinh sống.

Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà. (Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà. (Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

Travel blogger Quỷ Cốc Tử nhận định rất dễ để có thể quan sát được loài voọc ở bán đảo Sơn Trà. “Voọc ở đây xuất hiện quanh năm, hầu như mùa nào cũng có”, anh cho biết chúng “rất hiền và thân thiện nên dễ dàng có thể quan sát”.

Voọc ở đây hiền và thân thiện nên dễ quan sát

Voọc ở đây hiền và thân thiện nên dễ quan sát

(Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

(Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp)

Với tổng diện tích hơn 7.500 ha, Tràm Chim là mô hình thu nhỏ đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, có hệ sinh thái đa dạng, nơi du khách khám phá những nét đặc trưng của miền Tây sông nước.

Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp (Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp (Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

(Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

(Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

Sếu đầu đỏ (Ảnh: Internet)

Sếu đầu đỏ (Ảnh: Internet)

Nổi bật nhất là hệ chim nước giàu có gồm 233 loài sống tại vườn, 88% trong số đó được tìm thấy vào mùa khô, chiếm ¼ tổng số các loài chim đã phát hiện ở Việt Nam. Nơi đây còn được mệnh danh là “vương quốc sếu đầu đỏ” - loài chim lớn nhất trong họ hạc và là một loài quý hiếm nằm trong Sách Đỏ quốc gia. “Trước khi đến tham quan, du khách nên tìm hiểu, liên hệ với ban quản lí vườn để biết được mùa nào chim nhiều và dễ ngắm nhất” - Quỷ Cốc Tử gợi ý.

Vườn thú mở Bán hoang dã Vinpearl Safari Phú Quốc

Toạ lạc ở khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 380 ha, đây là sở thú được thiết kế theo mô hình bán hoang dã (safari) nổi tiếng thế giới, đồng thời cũng là vườn thú bán hoang dã đầu tiên tại Việt Nam.

Qua trải nghiệm thực tế, anh Quỷ Cốc Tử nhận định đây là một địa điểm lý tưởng để “quan sát môi trường nuôi nhốt tự nhiên của những loài không có ở Việt Nam”. Vườn là "nhà chung" của hơn 3.000 cá thể thuộc hơn 150 chủng, loài động vật khác nhau đến từ châu Âu, Mỹ, Nam Phi,... Động vật ở đây được nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn quốc tế với điều kiện tốt nhất. Trong đó, có không ít loài thú quý hiếm như hạc, linh dương sừng kiếm Ả Rập, thiên nga trắng cổ đen,...

Vườn thú là

Vườn thú là "nhà chung" của nhiều loài động vật hoang dã trên thế giới

(Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

(Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

Travel blogger Quỷ Cốc Tử trải nghiệm tại Vườn thú bán hoang dã Vinpearl Safari Phú Quốc (Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

Travel blogger Quỷ Cốc Tử trải nghiệm tại Vườn thú bán hoang dã Vinpearl Safari Phú Quốc (Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

làm thế nào để tăng cơ hội "gặp gỡ" động vật hoang dã?

Có một thực tế rằng không phải chuyến đi nào bạn cũng dễ dàng gặp được động vật hoang dã, chúng không đứng đó đợi bạn đến ngắm, thậm chí sẽ biến mất khi nhận thấy sự xuất hiện của bạn. Dưới đây là một số "bí kíp" từ Shi Jang và Quỷ Cốc Tử.

Ảnh: Quỷ Cốc Tử

Ảnh: Quỷ Cốc Tử

1. Nạp kiến thức về động vật hoang dã. Chúng ta nên tìm hiểu trước về địa điểm mình sẽ đến, về môi sinh và các loài động vật hoang dã ở đó. Tìm hiểu về đặc tính của từng loài sẽ giúp chúng ta biết thời điểm nào là tốt nhất để quan sát chúng.

2. Lắng nghe hướng dẫn của cán bộ vườn để có kiến thức về từng loài cũng như làm theo những lưu ý mà họ đưa ra.

3. Chọn trang phục "gần gũi" với thiên nhiên. Bởi động vật thường có xu hướng ngại hoặc sợ khi gặp các màu khác với màu tự nhiên, ta nên mặc đồ tối màu, đồ ngụy trang hoặc mang những đồ có màu gần giống với môi trường tự nhiên như: xám, xanh lá.

4. Tránh gây sự chú ý của động vật qua mùi hương. Mùi cơ thể cũng là điều cần lưu ý vì thường thì động vật hoang dã sẽ ngửi được mùi chúng ta trước khi nhìn thấy, do đó mùi nước hoa hay thuốc lá sẽ rất ảnh hưởng, nhất là khi điểm quan sát lại đứng đầu hướng gió.

5. Tuyệt đối giữ im lặng. Không nên nói chuyện, gây ồn, hãy đảm bảo không gian yên tĩnh, tránh làm động vật sợ.

6. Tránh cố gắng tiếp cận, tác động đến các loài vật dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta không nên làm thay đổi đặc tính tự nhiên của các loài qua hành động như: dụ chúng bằng đồ ăn, sắp xếp, gài bẫy để chụp hình chúng.

7. Cần có sự kiên nhẫn. Bởi có những chuyến chúng ta sẽ phải chờ đợi khá lâu, cho đến khi thật sự yên tĩnh hoặc cảm thấy an toàn thì động vật mới xuất hiện.

Huyền Châu
RELATED ARTICLES