Rừng Amazon vẫn đang bị thiêu rụi với tốc độ nhanh chóng mặt

25/09/2019

Trận cháy rừng kỷ lục được phát hiện ở Amazon từ tháng 8 đến nay tuy đã có dấu hiệu giảm xuống, song những con số từ các dữ liệu nghiên cứu cho thấy vẫn đang nằm ở mức cao kỷ lục và là mối đe dọa gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với môi trường.

cộng đồng quốc tế cùng vào cuộc

Theo AFP, từ đầu năm 2019 đến nay đã có gần 131.600 vụ cháy rừng xảy ra tại Brazil. Dữ liệu nói trên được đưa ra bởi Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia (INPE) của nước này, cho thấy tốc độ tàn phá kinh hoàng của "bà hỏa" đối với hệ sinh thái tự nhiên hàng chục nghìn năm tuổi.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy hầu hết xuất phát từ yếu tố con người. Những hoạt động phát rừng để trồng trọt và chăn nuôi của nông dân đã lấy đi nhiều diện tích rừng khổng lồ. Chính nạn phá rừng đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới Amazon. Được biết tỷ lệ phá rừng đã tăng gấp đôi kể từ khi ông Jair Bolsonaro nhậm chức Tổng thống Brazil hồi đầu năm nay.

Số vụ cháy rừng tại Brazil đang ở mức cao nhất trong 7 năm qua. So với cùng kỳ của năm 2018, số vụ cháy xảy ra tại nước này từ đầu năm đến nay đã tăng lên hơn 56%, với tốc độ tương đương 110 sân bóng bị phá hủy mỗi giờ.

Số vụ cháy rừng tại Brazil đang ở mức cao nhất trong 7 năm qua. So với cùng kỳ của năm 2018, số vụ cháy xảy ra tại nước này từ đầu năm đến nay đã tăng lên hơn 56%, với tốc độ tương đương 110 sân bóng bị phá hủy mỗi giờ.

Không chỉ tại Brazil mà các vùng lân cận cũng nằm trong tình cảnh tương tự. Khu vực rừng và thảo nguyên Cerrado được biết đến là nhà của khoảng 4.800 loài động vật và hơn 11.000 loài thực vật, hơn một nửa số này chỉ có thể tìm thấy tại đây mà không tồn tại ở bất cứ đâu trên thê giới. Nhưng hiện tại Cerrado đang kêu gào vì chịu sự tàn phá nghiêm trọng từ các hoạt động của con người. Theo CNN, ước tính đã có gần 50% diện tích rừng bị hủy hoại vì nạn phá rừng với tốc độ gần 700 nghìn ha/năm.

Nạn cháy rừng diễn ra từ đầu năm 2019 đến nay là con số cao kỷ lục trong vòng 7 năm qua tại Brazil.

Nạn cháy rừng diễn ra từ đầu năm 2019 đến nay là con số cao kỷ lục trong vòng 7 năm qua tại Brazil.

Chính quyền Brazil không thể làm ngơ trước tình cảnh nói trên. Tổng thống Bolsonaro trong một tuyên bố đã gia hạn chiến dịch ứng phó với nạn cháy rừng thêm một tháng. Bộ Quốc phòng nước này cho biết đã cử gần 7.000 quân nhân và 16 máy bay để kiểm soát các đám cháy và đối phó với nạn phá rừng, khai thác mỏ trái phép.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Cộng đồng quốc tế cũng vào cuộc để cứu lấy Amazon, nơi được mệnh danh là lá phổi xanh của địa cầu. Nhiều chuyên gia, các thiết bị hậu cần và máy bay đã được chính phủ Mỹ, Nhật Bản và Chile gửi đến để hỗ trợ Brazil. Tại phiên họp Hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra vào ngày 23/9, Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp và những người đồng cấp tại Chile, Colombia sẽ ra lời kêu gọi chung để ứng phó với những thảm họa nói trên.

các bộ tộc thổ dân đã hành động

Trước sự thờ ơ của chính quyền Brazil, các bộ tộc thổ dân đã tự triển khai lực lượng tuần tra để chiến đấu chống lại những kẻ khai thác trái phép trong rừng rậm Amazon.

Những người Guajajara tự gọi mình là "Vệ binh của rừng già", với trọng trách bảo vệ khu rừng tại lãnh thổ bản địa Arariboia, miền Bắc Brazil, trước nạn lâm tặc. Với trang bị là súng trường và súng lục, đội tuần tra sẽ phục kích ngay khi xe tải của lâm tặc dừng lại, vô hiệu hóa những kẻ khai thác trái phép, đưa chúng và thiết bị tới đồn cảnh sát gần nhất, cách đó hàng trăm km.

Empty
Empty

Lâm tặc và những người chủ trang trại đã chặt phá rừng và xâm lấn vào cả lãnh thổ của người Guajajara trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, từ năm 2012, khi lực lượng "Vệ binh của rừng già" được thành lập, ước tính hoạt động chặt phá rừng trái phép đã giảm 50% tại khu vực này. Nỗ lực bảo vệ các khu rừng của những nhóm bộ lạc đã gây được tiếng vang trong thời gian qua, trong bối cảnh rừng rậm Amazon bị phá hủy nghiêm trọng.

Có khoảng 180 thành viên tham gia các đội tuần tra tại vùng đất họ sinh sống, thường là vào ban đêm, chống lại những kẻ khai thác gỗ trái phép

Có khoảng 180 thành viên tham gia các đội tuần tra tại vùng đất họ sinh sống, thường là vào ban đêm, chống lại những kẻ khai thác gỗ trái phép

"Những người có trách nhiệm thực thi pháp luật và bảo vệ đất của thổ dẫn đang không làm nhiệm vụ của họ. Chúng tôi giờ đây có nhiệm vụ tự bảo vệ đất đai của mình", Olimpio Guajajara, thủ lĩnh nhóm tuần tra Guajajara nói.

Nguyên Bảo - Lan Oanh - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES