Đi chơi đâu trong nội thành Hà Nội dịp lễ Quốc khánh 2/9?

02/09/2024

Thay vì chọn cách đi du lịch xa, tốn kém và chen chúc, nhiều người dân Hà Nội đã có một quyết định thông minh hơn: tận hưởng kỳ nghỉ ngay tại "ngôi nhà chung" của mình. Họ tìm đến những góc phố yên bình, những quán cà phê nhỏ xinh, hoặc đơn giản chỉ là dạo bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, tận hưởng không khí trong lành.

Quốc khánh 2/9 là dịp lễ quan trọng đối với mọi người dân Việt Nam. Tại Hà Nội, dịp lễ Quốc khánh 2/9 thường được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, giải trí sôi động. Dưới đây là một số địa điểm tham quan và vui chơi hấp dẫn tại Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ trong dịp này.

Bài liên quan

Quảng trường Ba Đình, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nằm giữa lòng Thủ đô, Quảng trường Ba Đình không chỉ là một địa điểm, mà còn là một chứng nhân lịch sử sống động. Chính tại nơi đây, vào một ngày mùa thu năm 1945, tiếng đọc Tuyên ngôn Độc lập vang vọng, đánh dấu một cột mốc vàng son trong lịch sử dân tộc.

Quảng trường có ý nghĩa lớn với người dân Việt Nam

Quảng trường có ý nghĩa lớn với người dân Việt Nam

Người dân khắp nơi đổ về Quảng trường Ba Đình để bày tỏ lòng biết ơn của mình

Người dân khắp nơi đổ về Quảng trường Ba Đình để bày tỏ lòng biết ơn của mình

Thế hệ trẻ đặc biệt thể hiện tấm lòng yêu Tổ quốc của mình trong dịp này

Thế hệ trẻ đặc biệt thể hiện tấm lòng yêu Tổ quốc của mình trong dịp này

Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9 năm 1945, ngập tràn một biển người với những gương mặt rạng rỡ, đôi mắt sáng ngời niềm hy vọng. Cờ Tổ quốc tung bay phơi phới, hòa cùng tiếng reo hò của hàng vạn trái tim. Ngày nay, quảng trường vẫn không vắng bóng người. Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, cùng nhau đến đây, tưởng nhớ công ơn của cha ông. Mỗi bước chân đặt lên quảng trường, mỗi ánh mắt hướng về Lăng Bác, đều là những hồi ức được khơi dậy về một thời kỳ hào hùng, về những hy sinh cao cả của cha ông.

Đến thăm các di tích lịch sử giữa lòng Thủ đô

Một số “địa chỉ đỏ” nên tham quan vào dịp nghỉ lễ là: Di tích nhà số 48 Hàng Ngang - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Tuyên ngôn Độc lập; di tích nhà số 90 Thợ Nhuộm - nơi Tổng Bí thư Trần Phú dự thảo bản Luận cương Chính trị đầu tiên của Đảng; di tích quốc gia “Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946” tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) - nơi Bác viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến...

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Nhiều địa điểm lịch sử được quan tâm khi kì nghỉ 2/9 tới

Nhiều địa điểm lịch sử được quan tâm khi kì nghỉ 2/9 tới

Điểm đến lịch sử 48 Hàng Ngang

Điểm đến lịch sử 48 Hàng Ngang

Cổ Loa, một trong những di tích lịch sử lâu đời nhất còn tồn tại tại Hà Nội, đánh dấu một trang sử đầy hấp dẫn về thần kim quy và mối tình đầy trắc trở của Mị Châu và Trọng Thủy. Đặc biệt, những nghiên cứu của các nhà khảo cổ học đã xác định Cổ Loa là tòa thành có tuổi đời "vĩnh cửu" nhất tại Việt Nam.

Di tích thành Cổ Loa

Di tích thành Cổ Loa

Hay nhà tù Hỏa Lò là một di tích lịch sử tại Hà Nội là địa điểm được các bạn trẻ dành nhiều sự yêu thích, nổi danh với biệt danh "địa ngục trần gian của thủ đô". Được xây dựng từ năm 1896, nó chiếm tổng diện tích lên đến 12.000 mét vuông. Đây là nơi mà thực dân Pháp tàn ác sử dụng để giam giữ và tra tấn những tù nhân chính trị bằng những hình phạt đáng kinh ngạc.

Di tích Nhà tù Hoả Lò nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội

Di tích Nhà tù Hoả Lò nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội

Du khách cũng có thể đến check in với lá cờ Tổ quốc tại Cột cờ Hà Nội. Nơi được xây dựng trong thời kỳ của vua Gia Long triều Nguyễn vào năm 1812, có mục đích ban đầu làm đài quan sát để giám sát toàn bộ thành phố. Nó không chỉ đơn thuần là một tượng đài mà còn là một biểu tượng của sự phát triển và thăng trầm trong lịch sử của Thủ đô qua hơn hai thế kỷ.

Empty

Hồ Gươm và phố đi bộ

Hồ Gươm, biểu tượng của Hà Nội, luôn là điểm đến hấp dẫn du khách. Vào dịp Quốc khánh, vẻ đẹp lãng mạn của hồ càng được tôn lên bởi những ánh đèn lung linh và không khí tưng bừng của lễ hội.

Năm nay, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp các đơn vị, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa đa dạng. Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm) tổ chức trang trí không gian Tết Trung thu truyền thống.

Hồ Hoàn Kiếm có nhiều hoạt động để đón chào du khách

Hồ Hoàn Kiếm có nhiều hoạt động để đón chào du khách

Trung tâm Thông tin di sản phố cổ (đền Quan Đế) diễn ra chương trình trải nghiệm làm đèn trung thu truyền thống. Tại các không gian đi bộ quận Hoàn Kiếm có nhiều hoạt động ngoài trời hấp dẫn, như: Chương trình đạp xe diễu hành, trình diễn áo dài kết nối du lịch với di sản Hà Nội; biểu diễn văn hóa nghệ thuật vào buổi tối.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES