Muôn kiểu chế biến bánh chưng sau Tết

04/02/2025

Bánh chưng, món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt, lại trở thành một trong những món "ế" ẩm nhất sau những ngày Tết Nguyên Đán linh đình vì được làm hoàn toàn từ gạo nếp, lại có kích thước lớn. Nhiều gia đình phải "vật lộn" tìm cách xử lý những chiếc bánh chưng còn thừa, từ việc rán lại cho vàng giòn đến việc biến tấu thành nhiều món ăn khác.

Trong dịp Tết cổ truyền, bánh chưng là sự kết hợp hài hòa của những nguyên liệu giản dị gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Bánh chưng xanh ở Việt Nam lại là món ăn tạo nên mỹ vị nhân gian với sự kết hợp của gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ...

Bài liên quan

Tất cả đã tạo nên một món ăn truyền thống của người Việt đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, việc gói nhiều bánh chưng để dâng lên bàn thờ gia tiên khiến nhiều gia đình "đau đầu" với lượng bánh chưng thừa sau Tết.

Bánh chưng, bánh tét - là những món ngon không thể thiếu vào ngày Tết Việt Nam. Nhưng nếu không biết cách bảo quản đúng bánh sẽ dễ bị thiu và lên mốc

Bánh chưng, bánh tét - là những món ngon không thể thiếu vào ngày Tết Việt Nam. Nhưng nếu không biết cách bảo quản đúng bánh sẽ dễ bị thiu và lên mốc

Chính vì vậy, sau mỗi dịp Tết Nguyên đán “Bánh chưng giải quyết thế nào?" là một câu hỏi rất lớn đối với các đầu bếp tại gia. Chưa kể đến việc ăn bánh chưng hàng ngày khiến nhiều gia đình ngán ngẩm, thừa hàng chục chiếc bánh chưng.

Bảo quản bánh chưng sau Tết

Sau Tết nhiều gia đình thừa rất nhiều bánh chưng, nếu để bên ngoài sẽ không bảo quản được lâu. Với thời tiết nồm ẩm bánh rất dễ mốc, hỏng, phải vứt bỏ rất lãng phí. Nhiều người thường cất cả chiếc bánh chưng vào ngăn đông tủ lạnh để một thời gian, khi nào cần mang ra rã đông vài tiếng hoặc quay lò vi sóng, để mềm mới bắt đầu chiên.

Thông thường, nếu bạn đã bánh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp thì sẽ để được từ 2 - 3 ngày

Thông thường, nếu bạn đã bánh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp thì sẽ để được từ 2 - 3 ngày

Việc bảo quản này mất khá nhiều thời gian và khi cắt bánh ra thường sẽ bị tơi hạt gạo. Vì vậy, mọi người nên cắt nhỏ luôn từng miếng bánh chưng, bóc lá và bọc lại bằng lớp màng bọc thực phẩm, cất vào ngăn đá tủ lạnh. Khi nào ăn, lấy ra ít miếng, bóc lớp màng bọc cho vào lò vi sóng quay nóng, chiên đều và không phải chờ rã đông cả chiếc bánh.

Nếu bên trong bánh chưng bị chua, đổi màu hoặc có mùi lạ, mọi người không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc bảo quản bánh chưng sau tết đúng cách không chỉ giữ trọn hương vị thơm ngon mà còn tránh lãng phí thực phẩm.

Bánh chưng rán

Đây là cách chế biến “cổ điển” nhất với bánh chưng. Bánh chưng để lâu ngày không còn mềm và ngon như khi mới luộc mà cứng chắc hơn, nhưng lại ngon hơn hẳn khi được rán lên.

Với lớp vỏ ngoài vàng giòn hấp dẫn, phần bên trong được hơi nóng làm cho mềm ngon trở lại, chiếc bánh lại trở nên hấp dẫn hơn hết, đặc biệt khi người ta không còn cảm thấy “ngán” với những món ăn thịnh soạn ngày Tết. Ngay cả cách rán bánh chưng cũng mang đến nhiều tranh luận thú vị.

Cách chế biến lại bánh chưng truyền thống mà ngon miệng

Cách chế biến lại bánh chưng truyền thống mà ngon miệng

Có người thích để nguyên cả góc 1/8 để rán, phù hợp với những ai sợ ngấy mỡ, chỉ muốn rán để tạo một lớp vỏ mỏng giòn bên ngoài, trước khi thưởng thức phần bánh mềm bên trong. Người khác lại thích vừa rán vừa dầm bánh chưng cho đến khi nát và dàn thành một lớp bánh mỏng, nhân và vỏ hòa quyện vào nhau thật nhuyễn, khiến chiếc bánh vừa giòn vừa đậm đà, lại béo ngậy rất hấp dẫn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Một phiên bản khác nữa của bánh chưng rán được nhiều người ưa thích là cắt bánh thành từng lát mỏng và rán vàng đều hai mặt.

Khi bánh chưng mềm, cho vào chảo dùng muôi dằm nát ra, để lửa nhỏ vừa, vừa rán vừa vun vun lại theo một hình tròn

Khi bánh chưng mềm, cho vào chảo dùng muôi dằm nát ra, để lửa nhỏ vừa, vừa rán vừa vun vun lại theo một hình tròn

Người nào khéo tay có thể dùng lạt tước nhỏ chia bánh thành những lát mỏng đều tăm tắp chỉ dày khoảng 1cm, vừa đẹp vừa không cần phải rửa lớp gạo nếp dính chặt vào lưỡi dao. Bánh kiểu này ăn vừa phải, không ngấm quá nhiều mỡ, phần giòn và phần mềm cân bằng hơn, và cũng dễ ăn hơn.

Kimbap bánh chưng

Kimbap bánh chưng cũng là một trong những giải pháp xử lý bánh chưng thừa sau ngày Tết một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đây cũng là phiên bản “vét tủ lạnh'' cũng góp phần mang đến hương vị giòn dẻo, lạ miệng.

Kimbap bánh chưng là món ăn độc đáo, được làm bằng những nguyên liệu đơn giản như bánh chưng, giò, chả, dưa chuột,…

Kimbap bánh chưng là món ăn độc đáo, được làm bằng những nguyên liệu đơn giản như bánh chưng, giò, chả, dưa chuột,…

Các bước thực hiện món ăn này rất đơn giản. Bạn chỉ cần cắt mỏng bánh chưng, dầm nhuyễn rồi rán bằng nước đến khi se mặt thì tắt bếp. Tiếp theo, đặt tấm rong biển lên mặt phẳng, dàn đều bánh chưng và cho phần nhân có sẵn hoặc còn tồn đọng sau Tết như giò, xúc xích thái sợi dài, rau củ, trứng rán... vào và cuộn lại thật chặt tay.

Nếu bạn đã quá ngán bánh chưng luộc hay rán ngày Tết thì hãy thử ngay cách làm kimbap bánh chưng này nhé

Nếu bạn đã quá ngán bánh chưng luộc hay rán ngày Tết thì hãy thử ngay cách làm kimbap bánh chưng này nhé

Cuối cùng, dùng dao sắc nhúng nước nóng hoặc thoa chút dầu ăn rồi cắt kimbap thành các miếng vừa ăn. Thưởng thức chấm cùng sốt mayonnaise pha lẫn tương ớt, tương cà tùy khẩu vị.

Bánh chưng rán nước lọc

Món bánh chưng rán giòn tan, một trào lưu ẩm thực xuất hiện từ vài năm trở lại đây, vẫn giữ được sức hút nhất định trong lòng nhiều người, dù không còn "nóng" như thuở ban đầu. Cách chế biến món ăn này cũng khá đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng hay nguyên liệu phức tạp. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chiếc bánh chưng đã nguội. Thay vì thưởng thức theo cách truyền thống, bạn hãy thử biến tấu một chút, cắt bánh chưng thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Cách làm khá đơn giản. Đầu tiên, bạn cắt nhỏ bánh chưng. Sau đó, đun sôi nước trong chảo, cho bánh chưng vào và dùng muôi hoặc thìa để dầm nát bánh, rồi đun nhỏ lửa cho đến khi nước hoàn toàn cạn hết và hai mặt bánh trở nên vàng đều thì đổ ra đĩa và thưởng thức.

Cách làm này có ưu điểm là không dùng dầu mỡ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người sau khi trải nghiệm lại chia sẻ rằng cách làm này khiến bánh chưng nhão, nát và nhạt nhẽo, không còn ngon như lúc đầu nữa, và tất nhiên là “thua xa” chiếc bánh được rán trong dầu.

Bánh chưng nướng

Bánh chưng nướng là một món ăn lạ để xử lý bánh chưng thừa sau ngày Tết. Cách làm món ăn này cũng khá đơn giản.

Đầu tiên, bạn đập 1 quả trứng, nêm nước mắm, hạt nêm, đánh đều. Sau đó, lấy từng khoanh bánh chưng lăn qua bột mì rồi nhúng vào trứng.

Bánh chưng nướng chế biến đơn giản mà thành quả rất ngon mắt

Bánh chưng nướng chế biến đơn giản mà thành quả rất ngon mắt

Bên cạnh đó, đối với giò lụa, bạn cũng làm tương tự như vậy. Sau đó đặt miếng giò lụa lên bánh chưng, rắc hạt tiêu lên, cho vào lò nướng ở mức 200 độ C, sau khoảng 25 phút thì lấy ra phết bơ rồi nướng 15 phút nữa. Đến khi lò dừng quay, cho ra đĩa, ăn cùng tương ớt, nước tương hoặc nước mắm củ kiệu.

Nấu cháo từ bánh chưng

Đây là được cho là sáng tạo độc lạ của các bạn trẻ lan truyền trên mạng xã hội. Món ăn này nghe khá lạ nhưng bánh chưng thừa hoàn toàn có thể đem nấu cháo. Bên cạnh đó, nguyên liệu làm món ăn này lại vô cùng nhanh, tiện lợi và đơn giản.

Bạn cho phần bánh chưng thừa vào nồi nước đun sôi, có thể cắt nhỏ bánh chưng ra để bánh nhanh tan hơn. Đến khi thấy bánh mềm hơn thì dùng thìa khuấy và dầm bánh chưng hòa quyện vào nước. Sau đó, cho thêm chút muối, hạt nêm hoặc nước mắm sao cho vừa miệng.

Tiếp đến, bạn cho phần nhân thái đều (phần nhân này có thể tùy thuộc vào những món đồ trong tủ lạnh nhà bạn như: giò, dăm bông, thịt gà...) và hạt nêm vào sao cho vừa miệng.

Món cháo bánh chưng không chỉ là giải pháp xử lý bánh chưng thừa mà còn là món ăn ấm nóng, ngon miệng cho cả gia đình trong dịp sum vầy. Bên cạnh đó, món ăn này còn có thể ăn cùng củ kiệu, dưa muối, chà bông...

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES