Nắng nóng gay gắt bao trùm nhiều khu vực trên Trái đất

18/07/2024

Nắng nóng gay gắt bao trùm nhiều khu vực trên thế giới trong những ngày gần đây, khiến hàng triệu người phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ châu Âu, Bắc Mỹ đến Trung Đông và châu Á, các đợt nắng nóng kỷ lục liên tiếp xuất hiện, đẩy con người vào thế kẹt giữa sức nóng và những nguy cơ tiềm ẩn.

Những đợt nắng nóng nguy hiểm đang bao trùm nhiều thành phố ở các châu lục trên thế giới, dấy lên quan ngại về khả năng mùa Hè năm nay sẽ ghi nhận những kỷ lục nhiệt độ mới. Đây là hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cảnh báo, đây không chỉ là biến đổi khí hậu, mà còn là sự nóng lên toàn cầu, làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó nắng nóng xảy ra với tần suất nhiều hơn và khắc nghiệt hơn, với nền nhiệt tăng chưa từng thấy.

Bài liên quan

Năm 2024 được dự báo là năm nắng nóng kỷ lục tiếp theo, “xô đổ” kỷ lục về nắng nóng ghi nhận năm 2023. Nhiều vùng rộng lớn trên thế giới đã phải hứng chịu nhiệt độ cao trước khi mùa hè bắt đầu ở bắc bán cầu. Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ, các quốc gia Địa Trung Hải đã phải hứng chịu thêm nắng nóng khắc nghiệt, làm bùng phát các vụ cháy rừng từ Bồ Đào Nha đến Hy Lạp và dọc theo bờ biển Algeria ở phía Bắc châu Phi.

Nắng nóng gay gắt tại nhiều nước, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét hơn

Nắng nóng gay gắt tại nhiều nước, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét hơn

Các khu vực ở Trung Tây và Đông Bắc nước Mỹ cũng đang chìm trong nắng nóng gay gắt, buộc nhà chức trách ban bố cảnh báo nắng nóng có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe người dân. Một đợt nắng nóng triền miên thiêu đốt hầu hết nước Mỹ với nhiều khu vực ghi nhận các mốc nhiệt kỷ lục. Tại châu Á, nắng nóng dữ dội cũng khiến một số quốc gia phải nâng mức cảnh báo về tăng nhiệt.

Tại Serbia, giới chuyên gia dự báo nhiệt độ sẽ tăng lên khoảng 40 độ C trong tuần này. Nắng nóng bất thường kéo dài khoảng một tuần qua cũng đã khiến ba khách du lịch nước ngoài tử vong ở Hy Lạp.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Thành phố New York của Mỹ mở các địa điểm nghỉ ngơi tránh nóng có thiết bị làm mát phục vụ người dân. Nhà Trắng ngày 20/6 thông báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban bố tình trạng thảm họa do cháy rừng tại phía nam bang New Mexico khi "giặc lửa" đã khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và thiêu rụi khoảng 500 nhà dân.

Gần 2 triệu người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia lễ hành hương Hajj năm nay tại thành phố Mecca (Saudi Arabia) trong thời tiết nắng nóng gay gắt. Lễ hành hương Hajj kéo dài nhiều ngày. Các số liệu từ các nước có người tham gia hành hương cho thấy, hơn một nghìn người đã tử vong trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Châu Âu năm nay phải đối mặt với tình trạng hàng loạt du khách thiệt mạng và mất tích trong bối cảnh nắng nóng khắc nghiệt

Châu Âu năm nay phải đối mặt với tình trạng hàng loạt du khách thiệt mạng và mất tích trong bối cảnh nắng nóng khắc nghiệt

Châu Âu năm nay phải đối mặt với tình trạng hàng loạt du khách thiệt mạng và mất tích trong bối cảnh nắng nóng khắc nghiệt. Một du khách Mỹ 55 tuổi được phát hiện tử vong trên đảo Mathraki (Hy Lạp) đầu tuần này. Đây là trường hợp du khách thứ 3 tử vong trong vòng một tuần.

Một vùng rộng lớn ở phía đông nước Mỹ cũng đang trải qua đợt nắng nóng khắc nghiệt. Thành phố New York đã mở các trung tâm làm mát khẩn cấp tại thư viện, trung tâm dành cho người cao tuổi và các cơ sở khác. Một số quận ở các vùng ngoại ô cho học sinh nghỉ sớm để tránh nóng. Cơ quan khí tượng cũng đưa ra cảnh báo nhiệt độ cao nguy hiểm đối với các khu vực thuộc bang Arizona (Mỹ), với nhiệt độ được dự báo lên tới xấp xỉ 46 độ C.

Nhiệt độ cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các ca tử vong liên quan đến khí hậu. Nắng nóng cực độ đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người trong 12 tháng qua, nhưng con số thực tế có thể lên tới hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu người. Nhiệt độ cao là hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gây tử vong nhiều nhất, nhưng thường bị đánh giá thấp, nhất là đối với trẻ em, người già và người làm việc ngoài trời.

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu là lượng khí thải nhà kính đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể, lượng phát thải trung bình hằng năm trong giai đoạn 2013-2022 là 53 tỷ tấn CO2 và các khí tương đương khác, chủ yếu từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu và khí đốt. Riêng năm 2022, lượng phát thải lên tới 55 tỷ tấn. Đến đầu năm 2024, con số này đã giảm xuống còn khoảng 200 tỷ tấn.

Theo các chuyên gia, lượng khí thải nếu vẫn ở mức hiện tại thì tình trạng nóng lên toàn cầu cũng duy trì ở cùng mức độ. Nếu không có những thay đổi đáng kể trong việc cắt giảm khí thải, ngưỡng nhiệt độ 1,5 độ C sẽ bị vượt qua và trở thành “mức trung bình dài hạn” trong một thập niên tới.

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu là lượng khí thải nhà kính đang ở mức cao nhất từ trước đến nay

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu là lượng khí thải nhà kính đang ở mức cao nhất từ trước đến nay

Khánh Linh - Nguồn: BBC News
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES