Nét đẹp di sản bờ rào đá của đồng bào người Mông

20/07/2024

Trên cao nguyên đá Hà Giang hùng vĩ, có những bờ rào kiên cố ẩn chứa câu chuyện văn hóa độc đáo của người Mông. Hãy cùng Travellive tìm hiểu về kiến trúc và khám phá nét đẹp văn hoá này để hiểu hơn bản sắc dân tộc của đồng bào vùng cao.

Khi khám phá mảnh đất Hà Giang, du khách sẽ có cơ hội được tìm hiểu về một nét kiến trúc độc đáo của người dân bản địa, đó là bờ rào đá bao quanh những ngôi nhà của người Mông. Đây được xem là di sản văn hoá đặc sắc, thể hiện tập quán sinh hoạt của dân tộc miền núi nơi đây.

Bài liên quan

Nét đẹp kiến trúc mang nhiều giá trị văn hoá của đồng bào vùng cao

Phong tục xây dựng bờ rào đá đã có từ lâu đời, nét đẹp này gắn liền với quá trình sinh sống và lao động của người Mông trên cao nguyên đá Hà Giang. Bờ rào đá không chỉ mang giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn thể hiện bản sắc riêng của đồng bào miền núi. Năm 2014, việc xây dựng bờ rào đá của người dân tộc Mông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Danh hiệu này cho thấy giá trị và tầm quan trọng của bờ rào đá đối với cuộc sống lao động của người dân và góp phần trong việc xây dựng hình ảnh du lịch ở Hà Giang.

Phong tục xây dựng bờ rào đá gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của đồng bào vùng cao.

Phong tục xây dựng bờ rào đá gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của đồng bào vùng cao.

Bờ rào đá không chỉ có giá trị về mặt thực tiễn trong đời sống mà còn mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Người Mông coi bờ rào đá là biểu tượng cho sự đoàn kết cộng đồng, sức mạnh, sự kiên trì, bền bỉ của người dân tộc vùng núi. Họ tin rằng những bức tường đá này có thể bảo vệ họ khỏi nhiều điều nguy hiểm và mang lại may mắn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Đặc điểm kiến trúc của bờ rào đá

Đây là một nét độc đáo trong kiến trúc nhà ở và bản sắc dân tộc của họ, thể hiện kỹ năng canh tác và xây dựng của người Mông. Những bức tường đá này chủ yếu được xây bao quanh nhà cửa, ruộng đồng và khu chăn thả gia súc để tạo thành ranh giới bảo vệ tài sản của người dân. Chiều cao và độ dày của bờ rào có thể thay đổi tùy mục đích sử dụng, nhưng thường cao khoảng 1-2 mét và dày 0,5-1 mét.

Cách xây dựng bờ rào đá khá thủ công, những tảng đá to và nặng sẽ được xếp chồng lên nhau mà không cần sử dụng vữa hay chất kết dính nào khác. Để có thể xếp chồng được những tảng đá, đòi hỏi người dân ở đây phải có một thể lực và sức khoẻ cực kì tốt. Tham gia chủ yếu vào quá trình xây dựng những bờ rào này là nam giới. Vì thế, bờ rào đá còn là hình ảnh biểu tượng cho nghị lực, sức mạnh và vai trò của người đàn ông trong gia đình.

Hình ảnh người dân tộc đang sắp xếp những tảng đá thành bờ rào.

Hình ảnh người dân tộc đang sắp xếp những tảng đá thành bờ rào.

Nỗ lực trong việc phát huy nét đẹp di sản bờ rào đá

Hiện nay, chính quyền địa phương đang nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản bờ rào đá của người Mông. Các chương trình giáo dục và đào tạo cũng được triển khai để dạy và truyền kỹ năng xây bờ rào đá cho thế hệ trẻ. Những dự án du lịch cũng được phát triển để thu hút du khách đến tìm hiểu về văn hóa địa phương, đặc biệt là di sản độc đáo của đồng bào người dân tộc như bờ rào đá.

Việc bảo tồn và phát huy di sản bờ rào đá góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và thúc đẩy du lịch địa phương.

Việc bảo tồn và phát huy di sản bờ rào đá góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và thúc đẩy du lịch địa phương.

Bờ rào đá là hình ảnh thể hiện nét đẹp truyền thống quý giá của đồng bào người Mông. Việc bảo tồn và phát huy di sản này nhằm gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc vùng cao và góp phần trong việc thúc đẩy du lịch địa phương.

Du khách có thể thấy những bờ rào đá đẹp nhất tại một số huyện ở Hà Giang như: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì... Việc chiêm ngưỡng những bờ rào đá đẹp mắt sẽ là một phần thú vị đem đến cho du khách những ấn tượng đặc biệt trong việc trải nghiệm và cảm nhận về cuộc sống của đồng bào nơi đây.

Thu Hằng - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES