Nghỉ lễ ra đồng lúa chín xem múa "Rơm" giữa lòng Hội An cổ kính

23/08/2024

Hội An đã mở ra một chương mới trong hành trình khám phá văn hóa khi lần đầu tiên tổ chức một vở diễn nghệ thuật độc đáo trên nền cánh đồng lúa chín vàng óng. Từ ngày 22-25/8, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những câu chuyện đầy ý nghĩa được kể qua điệu múa, giai điệu và ánh sáng, tất cả hòa quyện vào nhau dưới khung cảnh hoàng hôn lãng mạn của phố cổ.

Thông qua âm nhạc dân gian kết hợp cùng nghệ thuật múa đương đại, Rơm sẽ mang đến cho khán giả một buổi chiều say trong hương lúa chín ngay giữa lòng trái tim lúa Hội An. Vở diễn kể về tình cảm bình dị và chân chất của gia đình nông dân Việt Nam. Ụ rơm mộc mạc, quen thuộc chính là một "chứng nhân" quan trọng bên cạnh ngôi nhà.

Bài liên quan

Rơm không chỉ là một buổi diễn múa

Ai đã từng đến Hội An đều biết đến vẻ đẹp cổ kính của phố cổ. Nhưng với "Rơm", du khách sẽ có cơ hội được đắm mình trong một không gian hoàn toàn mới lạ, nơi họ có thể cảm nhận rõ nét hơi thở của mùa gặt, lắng nghe tiếng gió thổi trên đồng lúa và tận hưởng những màn trình diễn nghệ thuật tuyệt vời.

Hội An đã mở ra một chương mới trong hành trình khám phá văn hóa khi lần đầu tiên tổ chức một vở diễn nghệ thuật độc đáo trên nền cánh đồng lúa chín vàng óng

Hội An đã mở ra một chương mới trong hành trình khám phá văn hóa khi lần đầu tiên tổ chức một vở diễn nghệ thuật độc đáo trên nền cánh đồng lúa chín vàng óng

Từ hồi ông bà còn trẻ, quen nhau, cưới nhau rồi sinh con, đến khi những đứa trẻ chào đời và trải qua thời thơ ấu chơi đùa, tinh nghịch dưới những ụ rơm. Theo thời gian, những đứa trẻ lớn lên, ông bà lại ra ngồi dưới ụ rơm tính chuyện dựng vợ gả chồng cho chúng.

Sau mùa gặt, những xe rơm theo bước chân người nông dân về nhà. Xa xa trong khói lam chiều, sau rặng cau già, trong ngôi làng thấp thoáng hình ảnh của những ụ rơm vàng được chất lên cao. Hình ảnh của một mùa màng bội thu, mùi rơm rạ lan trong từng tế bào, trào dâng niềm hạnh phúc, lòng biết ơn ruộng đồng, biết ơn rơm rạ đã ôm ấp che chở cuộc đời người nông dân Việt Nam nơi chốn làng quê yên bình.

Câu chuyện văn hoá truyền tải qua từng điệu múa

Câu chuyện văn hoá truyền tải qua từng điệu múa

Vượt xa một buổi biểu diễn nghệ thuật, "Rơm" là một phần trong tầm nhìn chiến lược của thành phố Hội An nhằm xây dựng một đô thị sinh thái - văn hóa - du lịch bền vững. Bằng việc khai thác tối đa tiềm năng của văn hóa và nghệ thuật, Hội An không chỉ giữ gìn bản sắc riêng mà còn khẳng định vị thế là một thành phố sáng tạo mang tầm quốc tế.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Trong đó chú trọng nhất là việc phát huy và sáng tạo các tiềm năng, lợi thế sẵn có, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật; chủ trương quan tâm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, lựa chọn sự phát triển bền vững, coi trọng các giá trị sinh thái và nhân văn, tạo cơ hội và ươm mầm cho các giá trị sáng tạo mới trên nền tảng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của Hội An, nhằm khẳng định và phát huy danh hiệu Hội An - thành phố sáng tạo của UNESCO.

"Rơm" là một phần trong tầm nhìn chiến lược của thành phố Hội An

Giám đốc nghệ thuật Nguyễn Tấn Lộc chia sẻ: "Câu chuyện về Rơm không chỉ là một buổi biểu diễn múa, đó là một dịp tôn vinh sự khéo léo và tinh thần bền bỉ của người dân Việt Nam".

Biểu diễn trên nền phong cảnh là cánh đồng lúa chín vào mùa gặt, Arabesque lần đầu tiên giới thiệu hình thức kết hợp giữa nghệ thuật múa đương đại và thiên nhiên (ambiance dance) đến với Hội An (Ambiance Dance vốn là hình thức biểu diễn kết hợp ngôn ngữ múa với không gian ngoài trời, âm thanh, bối cảnh... rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các thành phố văn hóa và du lịch).

“Em đi giữa biển vàng"

Giám đốc nghệ thuật Nguyễn Tấn Lộc chia sẻ: "Câu chuyện về Rơm không chỉ là một buổi biểu diễn múa; đó là một dịp tôn vinh sự khéo léo và tinh thần bền bỉ của người dân Việt Nam. Khi buổi biểu diễn diễn ra, vào khoảnh khắc dịu dàng của hoàng hôn, chúng tôi hy vọng khán giả, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, sẽ cảm nhận được điều gì đã định hình nên nền văn hóa đặc biệt này".

Với

Với "Rơm", du khách sẽ có cơ hội được đắm mình trong một không gian hoàn toàn mới lạ

"Rơm" có thời lượng 60 phút/suất, diễn ra lại cánh đồng Trái Tim Lúa Hội An, khối Trường Lệ, phường Cẩm Châu, TP Hội An. Vở diễn chỉ có 4 suất, diễn ra trong 4 ngày, từ 22 đến 25/8 vào lúc mặt trời lặn (dự kiến 17h30-18h30) với tổng số ghế trên khán đài là 240 khách/ suất.

Sân khấu ngoài trời không hề dễ dàng. Không có những hiệu ứng hào nhoáng, các nghệ sĩ phải tự mình tỏa sáng. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, họ đã biến những khó khăn thành động lực, mang đến cho khán giả những khoảnh khắc thăng hoa khó quên. Ngứa, nóng, mồ hôi nhễ nhại... nhưng tất cả đều tan biến khi các nghệ sĩ hòa mình vào từng nhịp điệu của "Rơm". Sân khấu ngoài trời trở thành một không gian đầy cảm xúc, nơi khán giả và nghệ sĩ cùng nhau thăng hoa.

Thông qua âm nhạc dân gian kết hợp cùng nghệ thuật múa đương đại, Rơm sẽ mang đến cho khán giả một buổi chiều say trong hương lúa chín

Thông qua âm nhạc dân gian kết hợp cùng nghệ thuật múa đương đại, Rơm sẽ mang đến cho khán giả một buổi chiều say trong hương lúa chín

Biển lúa vàng trải dài bất tận chính là linh hồn của "Rơm". Hội An, với những cánh đồng chín rộ, đã trở thành một bức tranh sống động, nơi mùa màng thay đổi từng ngày, từng giờ. Chính sự chuyển mình kỳ diệu của thiên nhiên đã nuôi dưỡng tâm hồn của các nghệ sĩ, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo và sâu lắng.

Rơm chính là dấu ấn trong hành trình xây dựng tình yêu nghệ thuật múa, với khát vọng mang múa Việt Nam và văn hóa Việt Nam đến gần hơn với người yêu nghệ thuật trong nước và quốc tế.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES