Siêu thị Nhật Bản “hot” nhất thế giới và thương vụ 5.000 tỷ Yên

27/08/2024

Thương vụ tiềm năng trị giá 5.000 tỷ Yên đối với chuỗi siêu thị tiện lợi Nhật Bản đang đặt ra câu hỏi về việc liệu một "báu vật quốc gia" có nên được chuyển giao cho nước ngoài hay không?

Đối với người Nhật, cửa hàng tiện lợi không chỉ là nơi mua sắm mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Các cửa hàng tiện lợi như những "siêu thị thu nhỏ" luôn tấp nập khách hàng.

Bài liên quan

Từ những món ăn nóng hổi như cơm hộp, bánh bao hấp đến các loại đồ uống, mỹ phẩm, bạn đều có thể tìm thấy mọi thứ cần thiết tại đây. Thậm chí, đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain còn từng thú nhận rằng ông không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của những cửa hàng tiện lợi này.

Thương vụ tiềm năng trị giá 5.000 tỷ Yên đối với chuỗi siêu thị tiện lợi Nhật Bản đang là chủ đề nóng hổi

Thương vụ tiềm năng trị giá 5.000 tỷ Yên đối với chuỗi siêu thị tiện lợi Nhật Bản đang là chủ đề nóng hổi

Konbini, cửa hàng tiện lợi trong tiếng Nhật, là một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại Nhật Bản. Kể từ khi nổi lên vào năm 1969, konbini (cách người Nhật gọi cửa hàng tiện lợi) nhanh chóng phát triển, thậm chí vượt xa mô hình tiền thân có nguồn gốc từ Mỹ và trở thành một phần thiết yếu trong hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội của xứ sở hoa anh đào. Theo The Economist, ngành công nghiệp konbini mang lại doanh thu lên đến 77 tỷ USD mỗi năm cho Nhật Bản.

Cửa hàng tiện lợi là phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người Nhật

Cửa hàng tiện lợi là phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người Nhật

Bốn chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn tại Nhật Bản là 7-Eleven, Family Mart, Lawson và MiniStop có tổng cộng 55.700 cửa hàng trên khắp các thành phố và thị trấn, phục vụ khoảng 16 tỷ lượt khách hàng trong năm 2023. Đối với người dân Nhật Bản, konbini là nơi để mua thực phẩm tươi sống, thanh toán hóa đơn, gửi bưu kiện, và còn nhiều dịch vụ khác. Du khách quốc tế thường ngạc nhiên trước sự đa dạng và tiện lợi của chuỗi hệ thống này, thậm chí nhiều đầu bếp nổi tiếng còn khen ngợi bánh mì trứng của các cửa hàng tiện lợi. Konbini thực sự là "ngôi nhà thứ hai" của nhiều người.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Kể từ khi nổi lên vào năm 1969, konbini nhanh chóng phát triển, thậm chí vượt xa mô hình tiền thân có nguồn gốc từ Mỹ

Kể từ khi nổi lên vào năm 1969, konbini nhanh chóng phát triển, thậm chí vượt xa mô hình tiền thân có nguồn gốc từ Mỹ

Không có gì đáng ngạc nhiên khi các chuỗi cửa hàng tiện lợi, đặc biệt là 7-Eleven, trở thành tâm điểm của các thương vụ thâu tóm trị giá hàng tỷ USD. Điều này được minh chứng rõ nét qua đề nghị mua lại từ Alimentation Couche-Tard, một trong những gã khổng lồ trong ngành bán lẻ.

Thương vụ này đang thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư và truyền thông, khi Seven & I Holdings, công ty mẹ của 7-Eleven, đang cân nhắc kỹ lưỡng trước quyết định cuối cùng. Các chi tiết cụ thể của đề xuất vẫn đang được giữ kín, càng làm tăng thêm sự tò mò về kết quả cuối cùng của thương vụ này.

Hiện vốn hóa của Seven & I rơi vào khoảng 4.600 tỷ yen (31,1 tỷ USD). Điều này đồng nghĩa nếu muốn mua lại 100%, công ty Canada nói trên sẽ phải bỏ ra ít nhất 5.000 tỷ yen. Nikkei Asia cho rằng đây sẽ là thương vụ M&A lớn nhất của một doanh nghiệp nước ngoài với công ty Nhật Bản.

Người Nhật đứng ngồi không yên trước sức hút của những cửa hàng tiện lợi

Người Nhật đứng ngồi không yên trước sức hút của những cửa hàng tiện lợi

7-Eleven không chỉ đơn thuần là một chuỗi cửa hàng tiện lợi mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản. Việc bán lại 7-Eleven sẽ không chỉ là một thương vụ kinh doanh thông thường mà còn là một quyết định có tác động lớn đến bản sắc văn hóa của đất nước.

Với vị thế là một trong những doanh nghiệp bán lẻ truyền thống tốt nhất thế giới, 7-Eleven đã trở thành một biểu tượng của nền kinh tế Nhật Bản. Do đó, việc bán lại "báu vật quốc gia" này chắc chắn sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cả công chúng và chính phủ.

Vị thế của

Vị thế của "báu vật quốc gia" sẽ ra sao

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, thị trường Nhật đã bão hòa và cảnh báo sự sụt giảm dân số sắp tới có nghĩa là bộ ba công ty lớn thống trị lĩnh vực này, nhà điều hành 7-Eleven Seven & i Holdings, Lawson Inc. và FamilyMart Co. cần phải hoàn thiện chiến lược phát triển ở nước ngoài. Cả 2 thương hiệu 7-Eleven và Lawson ban đầu đều được nhập khẩu từ Mỹ trước khi các chi nhánh ở Nhật mua lại công ty mẹ ở Mỹ.

Cửa hàng 7-Eleven đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa vào năm 1974 tại một khu phố yên tĩnh ven vịnh phía đông Tokyo. Mỗi sáng thứ sáu, nơi đây tấp nập nhân viên văn phòng, sinh viên và phụ huynh dắt theo con nhỏ.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES