Vấn nạn quá tải du lịch ở Địa Trung Hải

18/09/2019

Ở những thành phố nổi tiếng của Địa Trung Hải như Kotor hay Dubrovnik, những con tàu du lịch cập bến liên tục suốt năm, đưa hàng nghìn người đến đây mỗi ngày và gây ra sức ép to lớn cho những thành phố cảng mang đậm truyền thống lịch sử này.

Được biết đến là “viên ngọc của biển Adriatic”, Dubrovnik đang là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Địa Trung Hải. Nơi đây ngập tràn những thị trấn cổ xưa đầy hấp dẫn, những di sản được UNESCO công nhận và những cảng biển lớn. Đặc biệt, thành phố này đã trở thành điểm dừng chân phổ biến của các du thuyền sau khi bộ phim nổi tiếng “Trò chơi vương quyền” (Game of Thrones) được quay phần lớn tại đây.

Sau khi xuống khỏi du thuyền, du khách sẽ được ngồi trong những chiếc tàu nhỏ để vào đất liền và được dẫn tới những khu phố cổ. Các chuyến tham quan thường bắt đầu với cổng Pile, lối vào chính của Dubrovnik, được xây dựng vào thế kỉ 16, tiếp đến là đi bộ dọc theo Stradun đến các bức tường của thành phố. Vé vào cổng có giá 30 euro (khoảng 770.000 đồng). Những địa điểm trong phim “Trò chơi vương quyền” hay những tiệm thuốc cổ nhất châu Âu trong tu viện Franciscan có từ thế kỉ 14 là những nơi thu hút khách du lịch nhất.

85900835-820c-4abf-9b51-2064e183d30b-larisa-shpineva

Năm ngoái, khoảng 400 du thuyền với hơn 3 triệu du khách đã cập bến ở thành phố này. Nhiều người cho rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến những di tích lịch sử về lâu dài. Thế nhưng, hơn 80% người dân địa phương lại sống dựa vào du lịch, vậy nên các nhà chức trách vẫn ngần ngại khi giải quyết vấn đề này.

jahta-luka-kralj-srebra-mayan-queen-220514-3-1024x682

Song, ngày càng có nhiều bằng chứng rõ ràng về tác động tiêu cực của du khách, nhất là ở những thành phố như Dubrovnik. Rất nhiều cửa hiệu sách, tiệm bánh, tiệm bán thịt, tiệm làm tóc, siêu thị, cửa hàng bán đồ lưu niệm được xây dựng để phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, những con thuyền cập bến ở đây sử dụng một số lượng lớn nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và tiếng ồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
22770501_2205211476171784_3477336481833370137_o

Nhiều người dân địa phương bắt đầu nhận ra du lịch ở đây đang bị quá tải. Vì vậy, thị trưởng thành phố đã quyết định kiểm soát du lịch chặt chẽ hơn: chỉ có hai chiếc thuyền được cập bến buổi sáng và một chiếc sau buổi trưa. Năm sau, chỉ 4.000 khách được đến đây mỗi ngày và sau hai năm nữa, du khách sẽ phải trả thuế 2 euro (khoảng 51.000 đồng) mỗi người.

kruzer Dubrovnik

Trong khi đó, vương quốc nhỏ láng giềng Montenegro cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự Dubrovnik, thậm chí hậu quả còn trầm trọng hơn. Là địa điểm du lịch nổi tiếng thứ ba trong vùng biển Adriatic, thành phố nhỏ Kotor của vương quốc này thường phải đón 3 chiếc tàu khổng lồ cập cảng mỗi ngày, mỗi chiếc dừng lại ở đây gần 12 tiếng đồng hồ. Trong năm 2019, Kotor đón khoảng 500 du thuyền với hơn nửa triệu du khách đến đây tham quan du lịch, tăng mạnh so với thời kỳ năm 2003 với 50 thuyền và 50.000 du khách một năm.

570608-01-02

Kotor phải đối mặt với nhiều hiểm nguy hơn Dubrovnik vì Vương quốc Montenegro nằm ngoài EU nên các luật của EU không thể áp dụng tại đây. Thành phố không có những khu bảo tồn biển được công nhận, tàu thuyền có thể sử dụng những loại dầu rẻ chứa lưu huỳnh và không có hạn chế về tiếng ồn, thứ gây ảnh hưởng nặng nề đến cá, cá heo và rùa biển.

Bay-of-Kotor-Flickr-jbdodane-e1552984419174

Kotor nằm cuối vịnh Boka Kotorska, được bao quanh bởi những dãy núi hùng vĩ, khiến khí thải từ tàu thuyền bị tích tụ lâu hơn và không khí bị ô nhiễm. Ngư dân và các nhà sinh học biển cũng lo lắng về việc tàu thuyền nạo vét đáy của vịnh làm phá hủy hệ sinh thái và thải nước thải xuống biển, đưa các vật chất lạ vào vịnh và làm đảo lộn cân bằng tự nhiên. Hoa cỏ biển, nghêu và hệ thực vật phong phú dưới đáy biển đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Corals_Fish_shutterstock_274904309_L-Large

Vesna Macic, thành viên Viện Sinh học Biển Kotor cho biết: “Vấn đề lớn nhất là kích thước quá lớn của du thuyền. Đáng lẽ ra chỉ một chiếc được cập bến vào một thời điểm trong ngày và chiếc thứ hai hay thứ ba phải cập ở bến xa hơn. Điều này làm tổn hại nghiêm trọng đến các sinh vật biển như bọt biển, san hô và những sinh vật khác sống dưới đáy bùn. Hơn nữa, việc nhổ neo, thả neo liên tục và sự di chuyển của các du thuyền sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố ánh sáng khiến thực vật không thể quang hợp, gây nguy hiểm cho tảo biển và rong biển”.

53109

Macic hy vọng việc sử dụng dầu giá rẻ sẽ bị cấm theo luật pháp của EU, số lượng tàu thuyền sẽ bị hạn chế và phao sẽ được dùng thay thế cho neo. Tuy nhiên, ở một đất nước mà mức lương trung bình khoảng 453 euro (khoảng 11.600.000 đồng) một tháng thì việc áp đặt các quy tắc, hạn chế lên khách du lịch, những người tiêu khoảng 40 euro (khoảng 1.000.000 đồng) mỗi ngày, khó có thể được ủng hộ.

Kiều Mai - Nguồn: The Guardian
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES