Đất nước không có đèn giao thông, người dân không cần mang họ

03/07/2024

Nằm ẩn mình giữa dãy núi Himalaya hùng vĩ, Bhutan là một quốc gia độc đáo với nhiều nét văn hóa và truyền thống riêng biệt. Mặc dù thủ tục du lịch Bhutan có phần phức tạp, nhưng quốc gia này vẫn thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, văn hóa độc đáo và con người thân thiện.

Thủ phủ không có đèn giao thông

Bhutan là quốc gia hiếm hoi trên thế giới không có đèn tín hiệu giao thông. Tại thủ đô Thimphu - nơi có lưu lượng giao thông cao nhất, cảnh sát sẽ có mặt ở những ngã tư lớn để điều tiết.

Bài liên quan

Tại Bhutan, các phương tiện tham gia giao thông vẫn được điều khiển bởi cảnh sát đứng trong những bục trang trí sặc sỡ như miếu thờ và trạm bán xăng duy nhất ở Thimphu.

Quốc gia duy nhất trên thế giới không có đèn giao thông nằm ở khu vực Nam Á, tiếp giáp với 2 quốc gia lớn là Ấn Độ và Trung Quốc

Quốc gia duy nhất trên thế giới không có đèn giao thông nằm ở khu vực Nam Á, tiếp giáp với 2 quốc gia lớn là Ấn Độ và Trung Quốc

Nhiều người khi đến Bhutan – Thimphu đều có chung một thắc mắc “tại sao thành phố này không sử dụng đèn giao thông nào cả?”. Đó chính là do quá trình dân chủ hóa mang tới một loạt tiến bộ cho thủ đô Thimphu.

Thay vì dùng đèn giao thông, các cảnh sát giao thông sẽ điều phối lưu thông trên đường tại các chốt

Thay vì dùng đèn giao thông, các cảnh sát giao thông sẽ điều phối lưu thông trên đường tại các chốt

Empty

Không giống với ở nơi khác, những động tác của cảnh sát giao thông tại đây không dứt khoát rõ ràng, mà uyển chuyển nhẹ nhàng như múa. Thế nhưng, những người tham gia giao thông ở Thimphu vẫn tuân theo răm rắp.

Những chiếc bốt xinh đẹp ở nơi không có đèn giao thông

Những chiếc bốt xinh đẹp ở nơi không có đèn giao thông

Vương quốc đồi núi rộng 47.000 km2 này vốn là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới, nơi ngành du lịch và những yếu tố ngoại lai vẫn hoàn toàn do nhà nước quản lý để bảo tồn nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng truyền thống.

Những chiếc bục trang trí sặc sỡ dành cho cảnh sát giao thông ở trung tâm thành phố thậm chí đã trở thành “biểu tượng” của thủ đô Bhutan, được khách du lịch thích thú chụp ảnh kỷ niệm. Đó cũng là lý giải dành cho câu hỏi của không ít du khách về lý do tại sao thành phố không sử dụng đèn giao thông.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Hiện thời, Vương quốc Bhutan với 672.000 dân đã có tới 30.000 ô tô. Để tránh tình trạng ách tắc giao thông ở thủ đô Thimphu cũng như tạo sự thuận tiện cho du khách khi đi du lịch Bhutan, một đội ngũ cảnh sát gồm 30 người thay phiên nhau điều khiển số lượng xe cộ đi lại trong thành phố.

Ở Bhutan không hề có những thiết bị tự động ở các bãi đỗ xe. Chỉ cần tắt máy ô tô một thời gian ngắn là sẽ có nhân viên tới thu phí đỗ xe với giá 30 ngultrum (khoảng 0,5 USD) cho 1 tiếng đồng hồ.

Không dễ dàng gì khi di chuyển ở đất nước này

Không dễ dàng gì khi di chuyển ở đất nước này

Những người vi phạm luật lệ giao thông sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Phóng nhanh vượt ẩu, lái xe bị phạt một khoản tiền tính ra là 5 USD. Lái xe uống rượu bị phạt tới 25 USD, một khoản tiền tưởng ít ỏi, nhưng nó tương đương 1/5 lương tháng trung bình của người Bhutan. Vi phạm lần thứ ba, người lái bị tước bằng vĩnh viễn.

Tình hình giao thông phức tạp của Bhutan

Tình hình giao thông phức tạp của Bhutan

Các tấm biển hạn chế tốc độ là không cần thiết ở thủ đô Bhutan bởi những tuyến đường ở đây chật hẹp và quanh co khúc khuỷu do địa hình đồi núi. Trên những tuyến đường như vậy, người ta khó có thể chạy quá mức cho phép 45km/h đối với xe con và 35km/h đối với xe tải. Bhutan mới xây một xa lộ có 2 làn xe. Ở đó người ta mới có thể phóng với tốc độ 50km/giờ.

Người dân Bhutan không có họ, chỉ có tên

Thông thường, tên của một người gồm họ và tên. Mỗi cá nhân được xác định thuộc gia đình, dòng tộc nào một phần nhờ họ mà người đó mang. Tuy nhiên, điều này lại không đúng ở Bhutan. Mỗi người dân đều có hai cái tên đứng cạnh nhau mà không phải một họ, một tên.

Là vương quốc hạnh phúc nhất thế giới, Bhutan vẫn tồn tại những văn hoá khác lạ

Là vương quốc hạnh phúc nhất thế giới, Bhutan vẫn tồn tại những văn hoá khác lạ

Một số cha mẹ không đặt tên cho con cái của họ mà đợi ngày tốt lành rồi đưa đến đền thờ để được một tu sĩ ban phước và ban tên.

Nói cách khác, Bhutan là một quốc gia không có họ hàng. Mỗi đứa trẻ trong một gia đình có cái tên khác nhau và người ngoài không thể xác định được chúng có phải là do một bố mẹ sinh ra hay không. Ví dụ, cha của hoàng hậu Bhutan Jetsun Pema có tên là Dhondup Gyaltshen, mẹ của cô là Sonam Chuki, trong khi hai anh em của cô được gọi là Thinlay Norbu, Jigme Namgyal và hai chị em là Serchen Doma và Yeatso Lhamo.

Phong tục đặt hai tên và không có họ ở Bhutan thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của đất nước. Nó gắn liền với niềm tin Phật giáo, lịch sử và truyền thống lâu đời. Hệ thống đặt tên này góp phần tạo nên sự đặc biệt và thu hút du khách đến với Bhutan.

Hệ thống đặt tên hai tên và không có họ ở Bhutan là một nét văn hóa độc đáo và thú vị. Nó phản ánh lịch sử, niềm tin và bản sắc của người dân Bhutan. Nếu bạn có cơ hội đến thăm Bhutan, hãy dành thời gian tìm hiểu về phong tục này để hiểu thêm về văn hóa của đất nước này.

Empty

Bhutan nổi tiếng là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, bên cạnh chỉ số mức độ hạnh phúc, thiên nhiên trong lành, quốc gia này còn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ khác. Những con người hồn hậu nồng nhiệt chào đón khách du lịch Bhutan. Những ngôi chùa tuyệt đẹp mang đến cảm giác thanh bình và trân trọng cuộc sống. Đó cũng chính là những cảm nhận không thể phai mờ khi bạn ghé thăm vùng đất đặc biệt này.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES