"Nhớ về nhà giám tuyển Shireen Narizee": Khi tình yêu nghệ thuật hàn gắn khoảng cách

24/07/2024

Tình yêu và nghệ thuật có sức mạnh xoa dịu, hàn gắn những khoảng cách, phân ly. "Nhớ về nhà giám tuyển Shireen Narizee" (Celebrating The Curator Shireen Naziree) là triển lãm quốc tế quy tụ 44 tác phẩm của những họa sĩ từ các nước Đông Nam Á. Sự kiện như để hồi tưởng về Shireen Naziree - nữ giám tuyển có "con mắt xanh nghệ thuật" đưa hội họa Việt Nam và Đông Nam Á kết nối ra thế giới.

"Dẫu rằng, lớp bụi thời gian đã phủ mờ tất cả những hình ảnh, kỷ niệm, chúng làm khuất lấp trong sự chồng xếp hỗn độn cảm xúc của mỗi người. Nhưng khi nhẹ tay gạt đi lớp bụi ấy, tất cả như vẫn hiện hữu sống động. Một Shireen Naziree, con người đã gắn bó và làm việc hết mình vì nghệ thuật Việt Nam đương đại, như vẫn ở đang ở đâu đây, trong di sản sự nghiệp không hề nhỏ của bà", bà Nguyễn Thu Hằng, người sáng lập Blue Gallery và tổ chức triển lãm chia sẻ.

Empty
Triển lãm quốc tế

Triển lãm quốc tế "Nhớ về nhà giám tuyển Shireen Narizee" với 40 tác phẩm của họa sĩ từ các nước Đông Nam Á

Shireen Naziree sinh năm 1947 là một giám tuyển độc lập và là nhà nghiên cứu mỹ thuật có ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á. Bà có nhiều thập niên gắn bó với hội họa Đông Nam Á, có những hoạt động không mệt mỏi vì sự phát triển, hội nhập quốc tế của nghệ thuật ở khu vực này, nhất là những năm 90 thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI cho tới khi bà đột ngột qua đời vào năm 2018.

Shireen Narizee (1947 - 2018) là một trong những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật tại Malaysia

Shireen Narizee (1947 - 2018) là một trong những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật tại Malaysia

Vì nỗi nhớ về cố giám tuyển Shireen, ý tưởng tổ chức một cuộc triển lãm quy tụ các nghệ sĩ từng làm việc với Shireen đã được lên kế hoạch không lâu sau khi cô qua đời. Trải qua nhiều khó khăn, đặc biệt là thời gian dịch bệnh kéo dài, triển lãm mới được ra mắt và trưng bày hơn 40 tác phẩm hội họa của 21 họa sĩ nổi tiếng đến từ Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.

Cụ thể với các họa sĩ: Santi Thongsuk, U Lun Gywe, Jirapat Tatsanasomboon, Aung Kyaw Htet, Lê Quảng Hà, Dương Thùy Dương, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Trung, Phạm An Hải, Đinh Quân, Thành Chương, Trịnh Tuân, Công Kim Hoa, Phạm Luận Đào Hải Phong, Văn Dương Thành, Nguyễn Thị Châu Giang, Đinh Ý Nhi, Hà Trí Hiếu, Hồng Việt Dũng, Đặng Xuân Hòa, Phạm Luận. Triển lãm được tổ chức bởi Blue Gallery, đồng hành cố vấn bởi phòng tranh Thavivu (Thái Lan).

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Bà Nguyễn Thu Hằng, người sáng lập Blue Gallery và tổ chức triển lãm phát biểu tại buổi khai mạc

Bà Nguyễn Thu Hằng, người sáng lập Blue Gallery và tổ chức triển lãm phát biểu tại buổi khai mạc

Đây là những tác giả mà Shireen đã ít nhiều đồng hành và giới thiệu họ giai đoạn đầu, kể cả những hoạ sĩ người Thái Lan và Myanma. Trong số đó 2 hoạ sĩ người Thái Lan là Jirapat Tatsanasomboon, Santi Thongsuk và 2 hoạ sĩ nổi tiếng Myamar là Aung Kyaw Htet, U Lun Gywe cho đến bây giờ đã trở thành những hoạ sĩ đương đại quan trọng của những quốc gia này.

Bài liên quan

Riêng với các hoạ sĩ Việt Nam, cuộc triển lãm này không chỉ là hồi ức về những tác phẩm thời kỳ đầu đổi mới để cùng nhớ về giám tuyển Shireen mà còn trưng bày những sáng tác mới nhất của những tác giả vốn đã được bà đánh giá cao. Điều này cũng cho thấy rằng, Shireen là một những giám tuyển có “con mắt xanh”, không chỉ giúp phát hiện cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của những tài năng hội hoạ lúc bấy giờ. Thời gian trôi qua, những hoạ sĩ này vẫn tiếp tục đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của mỹ thuật Đông Nam Á.

Tranh

Tranh "Bóng nước" của Công Kim Hoa

Ngài Phó Đại Sứ Thái Lan, bà Saranya Paleewongse (giữa) chụp hình cùng họa sĩ Jirapat (Thái Lan) (bên trái ngoài cùng)

Ngài Phó Đại Sứ Thái Lan, bà Saranya Paleewongse (giữa) chụp hình cùng họa sĩ Jirapat (Thái Lan) (bên trái ngoài cùng)

"Nghệ sỹ đang di chuyển" của họa sĩ Thái Lan Santi Thongsuk

Tại buổi khai mạc triển lãm, ông Phan Cẩm Thượng - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phê bình mỹ thuật, Hội mỹ thuật Việt Nam cũng cho biết: "Những nhà nghiên cứu, phê bình nước ngoài rất khác so với Việt Nam. Họ quan tâm đến chính trị, xã hội và thẳng thắn khen, chê, tạo ra một góc nhìn khác biệt. Nghệ thuật Đông Nam Á phát triển, vai trò của nhà phê bình ngày càng lớn. Những người như bà Shireen Narizee thật sự rất đáng trân trọng khi đóng góp nhiều giá trị lớn lao cho nền hội họa Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung".

"Women party 2001" của họa sĩ Lê Quảng Hà

Empty

"Người cầu nguyện" của Santi Thongsuk

Tranh

Tranh "Sớm đông" (trái) và "Ký ức dữ dội" (phải) của họa sĩ Phạm An Hải

Shireen Naziree có 2 nhiệm kì là thành viên Hội đồng nghệ thuật Bảo tàng quốc gia Malaysia và là giám tuyển thường xuyên cho Gallery Petronas ở Kuala Lumpur. Công việc của một nhà giám tuyển thực hành quốc tế giúp Shireen Naziree có mối quan hệ thân thiết với nhiều nghệ sĩ hàng đầu, những tên tuổi uy tín bậc nhất của mỹ thuật Đông Nam Á cũng như có sự tương tác với các tổ chức nghệ thuật ở châu Âu. Những bài viết của bà về thực hành nghệ thuật trải dài từ nghệ thuật truyền thống tới đương đại - đặc biệt tập trung vào Malaysia, Myanmar và Việt Nam - có vai trò đặc biệt như chiếc cầu nối để đưa mỹ thuật của các nước này cũng như mỹ thuật Đông Nam Á đến với thế giới.

Triển lãm "Nhớ về nhà giám tuyển Shireen Narizee" (Celebrating The Curator Shireen Naziree) diễn ra từ ngày 23/7 - 29/7/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Họa sĩ Văn Dương Thành (giữa) cùng tác phẩm

Họa sĩ Văn Dương Thành (giữa) cùng tác phẩm "Rhythm" của cô

Các họa sĩ có mặt tại triển lãm

Các họa sĩ có mặt tại triển lãm

Tác phẩm

Tác phẩm "Người đàn bà ngồi 1" của Đinh Y Nhi

Chuỗi tranh lụa mang tên

Chuỗi tranh lụa mang tên "Our time" từ 1 đến 3 của Nguyễn Thị Châu Giang

"Hoa trà" của họa sĩ Nguyễn Trung

Du khách đến tham quan triển lãm

Du khách đến tham quan triển lãm

Bài và ảnh: Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES