Thịt chó biến mất trong “thời gian nóng nhất mùa Hè” ở Hàn Quốc

13/07/2024

Cùng với sự phản đối ngày càng nhiều của các tổ chức bảo vệ động vật và dư luận quốc tế, dường như người Hàn Quốc không còn nhiều "mặn mà" với thịt chó, để những ngày boknal không còn thấy sự xuất hiện của món ăn gây nhiều tranh cãi này.

Một trong những điều khó khăn nhất đối với người phương Tây để chấp nhận cuộc sống ở Hàn Quốc, và một số nước châu Á khác, là phong tục ăn thịt chó. Đối với nhiều người phương Tây, chỉ cần suy nghĩ đến điều này đã cảm thấy “buồn nôn” trong khi ở Hàn Quốc, thịt chó là truyền thống ẩm thực thiêng liêng.

Bài liên quan

Theo WSJ, trung bình một năm, ngành công nghiệp thịt chó ở Hàn Quốc giết mổ khoảng 2,5 triệu con chó, phục vụ 20.000 nhà hàng trên khắp cả nước, và thu về khoảng 2 tỷ USD. Cũng theo ước tính cho thấy, 100.000 tấn thịt chó được tiêu thụ hằng năm, trong đó có khoảng 93.600 tấn được dùng để sản xuất loại thuốc bổ sức khỏe gọi là “gaeoju”.

Khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia thường rất xung khắc và khó giải quyết. Về vấn để thịt chó, những người phản đối cho rằng ăn thịt chó là “đáng lên án” bởi con chó không chỉ là thú cưng mà còn là người bạn thân thiết, thậm chí là người thân trong gia đình.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Bất chấp những tranh cãi, "boknal" năm nay đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình hướng tới một xã hội Hàn Quốc nhân đạo hơn với động vật. Tại Hàn Quốc, "boknal" là từ dùng để chỉ khoảng thời gian nóng nhất mùa hè, gồm 3 ngày đại diện mốc thời gian: chobok (ngày bắt đầu mùa nóng), joongbok (giữa mùa nóng) và malbok (ngày kết thúc mùa nóng). Năm nay, ngày "boknal" đầu tiên - chobok - rơi vào 15/7.

Việc ăn thịt chó ở Hàn Quốc vướng vào tranh cãi trong nhiều năm

Việc ăn thịt chó ở Hàn Quốc vướng vào tranh cãi trong nhiều năm

Vào 3 ngày "boknal" này, người Hàn Quốc thường ăn các món ăn bổ sung năng lượng, giàu dinh dưỡng để chống chọi cái nóng mùa hè. Bosintang (canh thịt chó) và samgyetang (gà hầm sâm) là hai món ăn phổ biến được ưa chuộng vào những ngày này, đồng thời đẩy lượng tiêu thụ thịt chó đạt đến đỉnh điểm. Một số cửa hàng y học cổ truyền cũng cung cấp gaesoju - một loại thức uống làm từ các loại thảo mộc và thịt chó, được cho là thuốc bổ cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, thị trường tiêu thụ thịt chó của Hàn Quốc đang trở nên ảm đạm dần vì luật cấm buôn bán thịt chó của chính phủ nước này.

Hàn Quốc đã bắt đầu bằng các khuôn khổ pháp lý để hạn chế tình trạng người dân ăn thịt chó. Năm 2007, Quốc hội Hàn Quốc thông qua Luật Bảo vệ Động vật, quy định hành vi buôn bán, giết mổ thịt chó một cách dã man là bất hợp pháp. Sau khi đạo luật này được thông qua, nhà chức trách Hàn Quốc đã bắt đầu xử lý, trừng phạt những người hành hạ, ngược đãi và sát hại dã man các loài động vật nuôi, nhất là loài chó.

Cuộc chiến bảo vệ và đấu tranh loại bỏ thịt chó khỏi văn hoá Hàn Quốc vô cùng khó khăn

Cuộc chiến bảo vệ và đấu tranh loại bỏ thịt chó khỏi văn hoá Hàn Quốc vô cùng khó khăn

Cùng với các chế tài pháp lý, Hàn Quốc cũng đã đẩy mạnh chiến dịch vận động nhằm kêu gọi mọi người nói “không” với thịt chó. Một khảo sát gần đây của Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho thấy chỉ còn khoảng 30% người dân nước này còn ăn thịt chó, và 59% người trẻ Hàn Quốc dưới 30 tuổi hoàn toàn chưa từng ăn thịt chó. Trong đó, 62% họ nói rằng, chó là vật nuôi chứ không phải thực phẩm, và việc ăn thịt chó là một “nét văn hóa lỗi thời” cần được loại bỏ.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES